Nhảy đến nội dung
Reader

E-KYC được triển khai như thế nào trên thế giới?

by content 26.02.2022

1.     Tình hình triển khai e-KYC trên thế giới

FPT.AI eKYC

Tại Hồng Kông, vào tháng 2/2019, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đã ban hành thông tư về vấn đề cho phép định danh khách hàng cá nhân từ xa, trong đó nêu rõ công nghệ được sử dụng cho quá trình này phải bao gồm cả xác minhđối sánh danh tính (mô hình Identity Authentication & Matching) (ví dụ: Nhận diện khuôn mặt, xác định thực thể sống). Điểm cộng của mô hình định danh khách hàng được triển khai ở Hồng Kông là tính linh động, bước đầu giúp thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng đa dạng  nhiều giải pháp công nghệ.

Hình thức định danh khách hàng tại Đức được triển khai đơn giản hơn, đó là thay thế giao dịch trực tuyến bằng các cuộc gọi video hai chiều, giữa khách hàng với đội ngũ tư vấn viên.

Xác minh qua video giúp các tổ chức tài chính ngăn chặn một số hình thức đánh cắp danh tính có khả năng vượt qua quy trình eKYC như: Công nghệ Deepfake và Spoofing. Bên cạnh đó, hình thức xác thực qua video cũng cho phép tiến hành KYC từ xa, miễn có kết nối Internet ổn định. Tuy nhiên, xác minh qua video vẫn chủ yếu dựa vào lao động thủ công và là một cản trở đáng kể đối với mục tiêu tự động hóa của doanh nghiệp.

Với mục tiêu tiếp cận eKYC một cách triệt để và toàn diện nhất, chính phủ Ấn Độ đã tạo ra mô hình ID số. Nói một cách đơn giản, mô hình ID số là số hóa nhận dạng cá nhân do cơ quan chính phủ cấp với mục đích thiết lập danh tính duy nhất của mọi cá nhân đăng ký.

Phương thức này buộc chính phủ phải có  trách nhiệm thu thập, xử lý và bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu công dân. Về phía các tổ chức tài chính, họ có thể tiếp cận và tham khảo nguồn thông tin trên khi cần xác minh danh tính của khách hàng.

Mô hình lược đồ ID số tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tấn công mạng và bị lỗi khi triển khai. Tuy vậy, một nền tảng KYC tập trung sẽ giúp tiết kiệm lượng lớn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thiết lâp eKYC của riêng họ.

Tại hầu hết các quốc gia, các chính sách liên quan tới eKYC quy định rằng mọi người dùng phải tuân thủ quy trình KYC nghiêm ngặt như nhau đối với mỗi lần mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch. Trong khi đó, tại Anh, Nhóm công tác chung về rửa tiền (JMLSG) đã ban hành hướng dẫn để đơn giản hóa quy trình trên với sự trợ giúp từ cơ quan chính phủ.

Cụ thể, nhóm khách hàng rủi ro thấp có đủ điều kiện áp dụng thm định đơn giản (SSD). Với SDD, để xác minh danh tính của khách hàng, các tổ chức tài chính chỉ cần thu thập thông tin tên, ngày sinh, địa chỉ cư trú và xác minh các phần thông tin được cung cấp dựa trên các nguồn chính thức như sổ đăng ký bầu cử, bản án của tòa án, tổ chức tín dụng... Theo quy tắc JMLSG, tiêu chí xác minh đó gọi là 2 + 2 vì nó yêu cầu các tổ chức tài chính phải khớp 2 điểm dữ liệu do khách hàng cung cấp với 2 điểm dữ liệu từ một nguồn đáng tin cậy.

Bốn mô hình trên đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung việc áp dụng eKYC đã mang đến thay đổi tích cực về kinh tế tại nhiều quốc gia. Theo ước tính của Bộ tài chính Ấn Độ, việc triển khai eKYC giúp giảm chi phí dịnh danh khách hàng 30 lần, từ $15 xuống còn $0.5. Thời gian định danh khách hàng cũng rút ngắn chỉ còn vài phút, thay vì 5 ngày như KYC thông thường.

2.     Mô hình eKYC nào đang được áp dụng tại Việt Nam?

Sau hơn nửa năm thí điểm, vào tháng 3/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép áp dụng giải pháp eKYC để định danh khách hàng trực tuyến. Mô hình eKYC tại Việt Nam mang nhiều nét tương đồng với mô hình của Hồng Kông. Theo đó Nhà nước chỉ đưa ra những yêu cầu chung nhất về định danh khách hàng trực tuyến còn các ngân hàng sẽ chủ động tìm hướng triển khai chi tiết và công nghệ phù hợp.

Bên cạnh bước khởi đầu thuận lợi, mô hình phát triển eKYC tại Việt Nam phải đối mặt nhiều thách thức như: Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, khung pháp lý chưa hoàn thiện...Việc giải quyết những khó khăn này đòi hỏi sự nỗ lực từ chính phủ trong thời gian dài. Song, từ ngay bây giờ, các doanh nghiệp có thể bắt đầu tận dụng sức mạnh từ mô hình eKYC tại Việt Nam bằng việc lựa chọn một đối tác cung cấp giải pháp eKYC phù hợp.

3.     FPT.AI eKYC – Giải pháp tối ưu cho mô hình eKYC tại Việt Nam

FPT.AI eKYC

Được ra đời với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường số hóa, FPT.AI tự hào là đơn vị tiên phong trong phát triển giải pháp eKYC. Nền tảng FPT.AI eKYC tích hợp công nghệ tiên tiến nhất như:

  • Công nghệ OCR: Đọc các trường thông tin quan trọng trên giấy tờ tùy thân với tỉ lệ chính xác lên đến 98%
  • Công nghệ Fraud Check: Xác định tính chính xác của thông tin trên giấy tờ tùy thân, giải quyết vấn nạn giấy tờ giả
  • Công nghệ Facematch: So sánh tỉ lệ trùng khớp giữa khuôn mặt trong giấy tờ tùy thân với ảnh/video
  • Công nghệ Liveness detection: Xác minh người thực hiện là thực thể sống.

Trong suốt thời gian hoạt động FPT.AI đã không ngừng cải tiến, tối ưu 3 tính năng dành riêng cho thị trường Việt :

  • Trích xuất thông tin từ nhiều loại giấy tờ tùy thân phổ biến tại Việt Nam với độ chính xác lên tới 98%
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng theo tiêu chuẩn OWASP
  • Chống giả mạo khuôn mặt với hàng rào phòng vệ 2 cấp độ

Chúng tôi tin rằng với những tính năng vượt trội này, FPT.AI eKYC chính là giải pháp tối ưu cho mô hình eKYC tại Việt Nam, đồng thời là cánh tay đắc lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0.

----------------------------------

👉 Trải nghiệm các sản phẩm khác của #FPT_AI tại: https://fpt.ai/vi

🏬 Địa chỉ: Tầng 7, tháp FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội// Tầng 3 toà Pijico 186 Điện Biên Phủ, Phường 6 Quận 3, TP. HCM. 

☎ Hotline: 1900 638 399

📩 Email: [email protected]