Nhảy đến nội dung
Conversation

Ứng dụng của chatbot trong các doanh nghiệp trên thế giới

by content 23.03.2022

1. Ứng dụng của chatbot tại các thương hiệu lớn trên thế giới

Sephora

chatbot

Sephora là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm của Pháp được thành lập vào năm 1969. Sephora cung cấp đa dạng các sản phẩm làm đẹp như: Đồ trang điểm, dưỡng thể, dưỡng tóc, nước hoa... đến từ hơn 300 thương hiệu khác nhau. Tính tới thời điểm hiện tại, Sephora đã có 2.3000 cửa hàng trải dài trên 33 quốc gia. Vậy Sephora đã phục vụ lượng khách hàng khổng lồ của mình ra sao? Câu trả lời nằm ở hai chatbot: Sephora Reservation Assistant và Sephora Virtual Artist.

Với Sephora Reservation Assistant, người dùng Messenger có thể đặt lịch trang điểm tại các cửa hàng Sephora bằng cách cung cấp thông tin về dịch vụ họ muốn sử dụng cũng như ở cửa hàng nào. Sau đó, chatbot sẽ gửi lại lịch hẹn gần nhất cho khách. Trong khi đó, Sephora Virtual Artist cho phép người dùng quét hình ảnh hoặc khuôn mặt của người nổi tiếng và xem danh sách các màu son phù hợp từ Sephora. Dựa trên những gợi ý này, khách hàng sẽ được thử sản phẩm và mua hàng trực tiếp từ website Sephora.

Bằng việc tích hợp hai chatbot trên, ứng dụng di động của Sephora đã thu hút gần 4 triệu lượt truy cập cùng hơn 90 triệu màu sắc các loại mỹ phẩm được khách hàng dùng thử.

KLM Royal Dutch Airlines

chatbot

Được xem là hãng hàng không đến từ Hà Lan lâu đời nhất trên thế giới, KLM phủ sóng chặng bay của mình tại 255 điểm đến. Không chỉ nổi tiếng với độ an toàn cao nhất châu Âu (2016), KLM còn được hàng triệu khách hàng tin dùng bởi sự chuẩn xác về giờ giấc.

BlueBot (BB) là chatbot của KLM. BB được ra mắt lần đầu vào năm 2017 và triển khai trên Facebook Messenger, Google với mục tiêu đơn giản hóa quá trình đặt vé máy bay. Ngoài ra, BB cũng đảm nhận nhiệm vụ xác nhận đặt chỗ, cập nhật trạng thái chuyến bay cũng như nhắc nhở đăng ký và trả lời câu hỏi của khách hàng

Chỉ sau hơn 1 năm triển khai chatbot, hãng KLM đã ghi nhận hơn 1,7 triệu tin nhắn được gửi tới 500.000 khách hàng thông qua Bluebot.

Tại Việt Nam, hãng hàng không Vietnam Airlines nhanh chóng nhận ra cơ hội mà chatbot mang lại và hợp tác cùng FPT Smart Cloud cho ra mắt chatbot Vietnam Airlines từ năm 2020. Trong suốt thời gian hoạt động, chatbot của Vietnam Airlines đã chứng minh vai trò là kênh thông tin hiệu quả, đưa các thông báo mới nhất về lịch bay, hệ thống, thanh toán tới khách hàng, nhờ đó nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Pizza Hut

chatbot

Nếu bạn là một fan cứng của pizza thì chắc hẳn cái tên “Pizza Hut” sẽ không còn xa lạ. Bên cạnh những chiếc pizza mang hương vị thơm ngon hoàn hảo, Pizza Hut đã chinh phục khách hàng bằng trải nghiệm mua sắm tích hợp công nghệ cao có 1-0-2.

Tại thị trường Việt Nam, chatbot Piza Hut được phát triển trên nền tảng FPT.AI Conversation. Chatbot có thể giới thiệu thực đơn cùng các combo ưu đãi giảm giá. Nhờ có chatbot, khách hàng dễ dàng có ngay một chiếc pizza nóng hổi chỉ với 3 thao tác đơn giản: ấn các nút để thêm vào giỏ hàng, nhập hình thức thanh toán và ấn “Đặt hàng” để hoàn tất. Ngoài ra, lịch sử mua hàng của khách hàng cũng được chatbot lưu trữ nhằm đưa ra gợi ý chính xác hơn ở những lần đặt tiếp theo.

Có thể thấy, trong bối cảnh nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến đang ngày càng tăng cao, chatbot đã và đang trở thành một kênh bán hàng không thể thiếu đối với ngành F&B nói chung và Pizza Hut nói riêng.

eBay

chatbot

Nhắc đến thương mại điện tử thì chúng ta không thể không nhắc tới eBay. Sự đa dạng ngành hàng là một điểm cộng lớn của eBay. Song, đôi khi điều này khiến khách hàng choáng ngợp và gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm ưng ý. Vậy nên, Shopbot – “nhân viên hỗ trợ mua sắm ảo” của eBay đã ra đời với định danh như con người thực sự.

Chatbot của eBay sẽ gợi ý các sản phẩm phù hợp dựa trên kết quả tìm kiếm sản phẩm của người dùng. Nói cách khác, Shopbot sẽ cá nhân hóa những đề xuất cho khách hàng, từ đó đánh thẳng vào nhu cầu và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hơn thế nữa, Shopbot luôn cập nhật các thông số về sản phẩm cùng chương trình khuyến mại theo ngày, theo giờ. Nhờ đó, khách hàng sẽ khó lòng cưỡng lại sức hấp dẫn từ những sản phẩm mà Shopbot mang đến.

Làn sóng ứng dụng chatbot trong thương mại điện tử cũng đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể, vào cuối năm 2018, FPT Shop đã kết hợp cùng FPT Smart Cloud xây dựng thành công chatbot Pika. Sau hơn 3 năm đưa vào phục vụ khách hàng, chatbot Pika của FPT Shop ngày càng trở nên thông minh hơn và có khả năng thực hiện nhiều tác vụ phức tạp như đặt hàng, chốt đơn hàng, mang về doanh thu hàng tỉ đồng mỗi tháng cho FPT Shop.

2. Tại sao nên chọn chatbot của FPT.AI cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Những năm gần đây, xu hướng ứng dụng chatbot vào hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Do đó, FPT.AI đã cho ra đời Nền tảng Hội thoại tự động – FPT.AI Conversation cho phép doanh nghiệp tạo dựng và quản lý chatbot trên giao diện người dùng với 3 tính năng nổi bật:

✔️Xây dựng hội thoại tự nhiên: Được trang bị công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt tốt nhất trên thị trường, Chatbot của FPT.AI có thể hiểu được ý định của khách hàng, đưa ra câu trả lời phù hợp và thông minh hơn theo thời gian sau khi được đào tạo.

✔️Triển khai đa kênh: Dễ dàng tích hợp với các cổng thông tin nội bộ sẵn có và các nền tảng hội thoải phổ biến như: livechat trên website, Facebook Messenger, Zalo,...

✔️Khả năng tương thích và mở rộng: Dễ dàng tích hợp với hệ thống của Doanh nghiệp thông qua các API. Nền tảng đám mây cho phép mở rộng linh hoạt và xử lý hàng nghìn ý định của khách hàng cùng một lúc.

Có thể thấy, dù ở bất kì ngành hàng nào, chatbot cũng đang chứng minh vai trò không thể thiếu trong quá trình chăm sóc khách hàng cũng như thúc đẩy kinh doanh. Bằng việc tích hợp AI nhằm tối ưu hóa chatbot, FPT.AI Conversation sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp các doanh nghiệp tăng trưởng trong thời đại số.

----------------------------

Tìm hiểu thêm về FPT.AI Conversation tại đây: https://fpt.ai/chatbot  

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 638399

Email: [email protected]