Nhảy đến nội dung

Những ứng dụng công nghệ AI tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong năm 2022

by content 22.03.2022

1. Kết hợp Trí tuệ nhân tạo AI vào Tự động hóa quy trình robot (RPA)

PRA là Robotic Process Automation- một phần mềm robot bắt chước hành động của con người, để xử lí các tác vụ lặp đi lặp lại mà con người phải thực hiện như xử lí giao dịch, xử lí dữ liệu, thậm chí là trả lời email… Trong khi đó, Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ mô phỏng trí thông minh của con người bằng máy móc.

FPT.AI Reader là giải pháp nhận diện và bóc tách các trường thông tin quan trọng trên ảnh chụp, được xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT.AI. Khi được trang bị thêm RPA, FPT.AI Reader không chỉ có khả năng đọc chính xác đến 98% các trường thông tin trên giấy tờ, mà còn tự động nhập liệu các trường thông tin cần thiết lên hệ thống để lưu trữ, vừa tiết kiệm đến 90% thời gian nhập liệu, vừa hạn chế tối đa sai sót do nhập liệu thủ công.

RPA và AI đã cộng hưởng với nhau để mang lại những hiệu quả rõ rệt, giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán hiệu suất vận hành, tối ưu nguồn nhân lực, giảm chi phí. Theo Forrester Research ước tính, tự động hóa RPA sẽ đe dọa sinh kế của 230 triệu lao động, hoặc khoảng 9% lực lượng lao động toàn cầu, tuy nhiên RPA cũng đang tạo ra nhiều việc làm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm thời đại số.

2. Trí tuệ nhân tạo của vạn vật (AIoT)

AIoT là Trí tuệ nhân tạo của vạn vật (Artificial Intelligence of Things), đây là sự kết hợp của AI và IoT để tạo ra các thiết bị và hệ thống dựa trên khả năng học tập hành vi của con người nhằm tăng cường khả năng dự đoán. Trong tương lai, AIoT sẽ tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực công nghiệp, từ hàng không đến chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất…

Công nghệ AIoT sẽ giúp các thiết bị IoT trở nên thông minh hơn, tự chủ hơn, mang đến nhiều tiện ích cho cuộc sống con người như gia tăng giao tiếp giữa người và máy, tự động hóa các công việc hàng ngày, kiểm soát và giám sát hoạt động, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, từ đó chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Theo trang tin FinancesOnline, đến năm 2030, khoảng gần 25,44 tỷ thiết bị IoT có tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI sẽ được sử dụng trên khắp thế giới, tạo ra một mạng lưới thiết bị kết nối khổng lồ trải dài mọi thứ từ điện thoại thông minh đến thiết bị nhà bếp.

3. Công nghệ Thị giác máy tính (Computer Vision)

Thị giác máy tính (Computer Vision) cho phép máy tính lấy thông tin có ý nghĩa từ hình ảnh hoặc video kĩ thuật số trực quan từ thế giới thực, để cho ra các thông tin số hoặc biểu tượng. Hiểu đơn giản, nếu AI cho phép máy tính suy nghĩ, thì công nghệ Thị giác cho phép máy tính nhìn, quan sát và hiểu. Thị giác máy tính hoạt động giống như thị giác của con người.

Công nghệ Computer Vision được trang bị Học sâu, máy có thể phân tích hàng nghìn sản phẩm hoặc quy trình mỗi phút, phát hiện ra các lỗi và vấn đề con người không thể nhìn thấy, vượt trội hơn khả năng của con người.

Theo khảo sát của Verified Market Rearch (2021), AI ứng dụng trong thị trường Thị giác máy tính được định giá 7 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 18,13 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 14,07% từ năm 2021 đến năm 2028.

FPT.AI Reader - Computer Vision

Hiện nay, Computer Vision đang được ứng dụng rộng rãi vào thực tế, chứng minh tầm quan trọng của máy tính với cuộc sống con người trong kinh doanh, giải trí, giao thông, chăm sóc sức khỏe…

Định danh khách hàng điện tử e-KYC

Ngành Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm thế giới đang chạy đua triển khai giải pháp Định danh khách hàng điện tử e-KYC bởi những tiện ích to lớn mà nó mang lại. Theo báo cáo của FnF Research, thị trường eKYC toàn cầu ước tính đạt 257,23 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 1.015,36 triệu USD vào năm 2026 và dự kiến sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 22% từ năm 2019 đến năm 2027.

Giải pháp FPT.AI e-KYC được trang bị công nghệ Computer Vision, cho phép khách hàng mở tài khoản online bằng cách đối chiếu ảnh trên giấy tờ tùy thân với ảnh selfie và một video ngắn để xác minh danh tính khách hàng. Khách hàng có thể nhanh chóng mở tài khoản tại bất cứ nơi đâu chỉ với thiết bị di động được kết nối mạng internet, cắt giảm hoàn toàn quy trình xác minh giấy tờ truyền thống tại các văn phòng giao dịch, mang lại những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Đồng thời, khối lượng công việc của các giao dịch viên ngân hàng cũng được giảm tải, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn nhân lực để thực hiện các nghiệp vụ quan trọng hơn.

FPT.AI là đơn vị đi đầu trong xây dựng và phát triển giải pháp eKYC, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất như: Công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR), Công nghệ so sánh mặt (Face-matching), Công nghệ phát hiện cử động của đầu người (Head-movement detection), FPT.AI eKYC đem lại độ chính xác lên đến 90%. Trong tương lai, ứng dụng eKYC sẽ xoay chuyển cục diện các ngân hàng truyền thống, tạo nên đột phá trong quy trình và hiệu suất vận hành.

phan mem OCR FPT.AI Reader

Giải pháp đang được FPT triển khai tại nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động vận hành. Tiêu biểu như tại VP Bank, Công ty chứng khoán SSI... FPT.AI eKYC đã giúp thời gian xác minh khách hàng giảm tới 70%, trung bình chỉ mất chưa tới 10 giây để định danh một khách hàng; giảm thiểu đến 25% sai sót trong quy trình nhập liệu thông tin khách hàng. Tại VPBank, chỉ sau 2 tháng ứng dụng eKYC, ngân hàng đã có xấp xỉ 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% so với dự tính của cả năm 2020.

Đảm bảo xác minh danh tính người dùng bằng cách kết hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt với nhiều công cụ xác thực khách hàng khác làm gia tăng tính bảo mật, các ngân hàng có thể cho phép khách hàng gửi/rút tiền trực tiếp tại các cây ATM hiện đại, hoặc kết nối app ngân hàng trên điện thoại thông minh với các cây ATM có tích hợp công nghệ thị giác máy tính.

Tương lai không xa, eKYC có thể xử lí hơn 90% khối lượng công việc liên quan đến xác minh danh tính như rút/gửi tiền tại các ATM, xử phạt nguội các lỗi vi phạm giao thông, thanh toán trực tuyến...

Số hóa tài liệu bằng công nghệ OCR

Công nghệ OCR - Nhận dạng kí tự quang học là một lĩnh vực của Thị giác máy tính. OCR có khả năng số hóa các biểu mẫu và tài liệu ở nhiều mức độ phức tạp khác nhau từ dạng file ảnh chụp, file PDF... sang dạng file mềm (file word) để xác nhận hoặc xử lí.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng OCR để số hóa nhiều tài liệu, hồ sơ giấy tờ khác nhau như hợp đồng khách hàng, sao kê ngân hàng, các loại giấy tờ tùy thân khách hàng như CMND/CCCD, Hộ chiếu, Sổ đỏ...

Tại Việt Nam, công nghệ OCR được tích hợp trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT.AI cho ra đời giải pháp FPT.AI Reader, có khả năng nhận diện và trích xuất các trường thông tin quan trọng trên hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như CMND/CCCD, Hộ chiếu, Bằng lái xe, Giấy đăng kí xe, Hóa đơn, các chứng từ Bảo hiểm... cho kết quả nhận dạng lên đến 98%.

Trên thực tế, công nghệ OCR đã được ứng dụng vào các hoạt động nghiệp vụ của nhiều “ông lớn” bảo hiểm tại Việt Nam. Chẳng hạn, Bảo hiểm AIA top đầu thị trường tiên phong ứng dụng giải pháp FPT.AI Reader vào nghiệp vụ thẩm định hồ sơ, nhằm tự động trích xuất thông tin của khách hàng. Nhờ giải pháp này, khách hàng không còn phải tự điền thông tin, nhân viên tư vấn cũng không phải nhập lại dữ liệu vào hệ thống. Các nhân viên tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, giúp hiệu suất làm việc tăng 60%.

4. Công nghệ giọng nói (Speech)

Công nghệ giọng nói (Speech) là một loại công nghệ máy tính cho phép máy nhận diện, phân tính và hiểu lời nói, âm thanh.

Theo khảo sát của Speechtechmag, thị trường ứng dụng công nghệ Chuyển đổi văn bản thành giọng nói (Text to Speech) sẽ tăng từ 1,94 tỉ đô vào năm 2020 lên 5,61 tỷ đô la vào năm 2028.

Công nghệ chuyển lời nói thành văn bản (Speech to Text) được tích hợp vào Trợ lý giọng nói trên các thiết bị thông minh như điện thoại, loa… Trợ lý giọng nói AI ngày càng thông minh hơn. Vào năm 2013, trợ lý ảo của Google có thể nhận ra 77% các từ, cụm từ, ngày nay con số đó là 97%. Chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm văn bản, điều khiển thiết bị bằng giọng nói.

Text to Speech được ứng dụng nhiều vào thực tế để lồng tiếng video, thuyết minh, tạo posdcard, báo nói, sách nói, đọc truyện… Các robot trò chuyện bằng giọng nói cũng đang dần thay thế nhà tư vấn trực tiếp và các tổng đài viên…

5. Công nghệ đàm thoại - AI Conversation

Brandessence Market Research đã định giá thị trường công nghệ đàm thoại (AI Conversation) toàn cầu là 8,24 tỷ đô la vào năm 2021, và dự kiến sẽ đạt 32,3 tỷ đô la vào năm 2028, tăng với tốc độ gộp hàng năm là 21,5%.

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ bởi công nghệ giọng nói (gồm chuyển đổi giọng nói thành văn bản Speech to Text, chuyển văn bản thành giọng nói Speech to Text); công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP… mang đến những giải pháp đàm thoại thông minh, chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Báo cáo cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về hỗ trợ khách hàng dựa trên Trí tuệ nhân tạo và sự gia tăng trong việc triển khai các phương pháp đa kênh là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường AI đàm thoại.

Chatbot

Quá trình chinh phục khách hàng thành công đòi hỏi rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Một nghiên cứu của First Page Sage (2020) cho thấy, trung bình mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng/Bảo hiểm cần bỏ ra từ $600 - $1200 để có được một khách hàng mới.

Chatbot FPT.AI

Nguồn: Customer Acquisition Cost By Industry, First Page Sage (2020).

Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã chuyển trọng tâm từ dịch vụ khách hàng qua email hoặc tin nhắn sang chatbot tích hợp Trí tuệ nhân tạo AI, giúp cải thiện trải nghiệm, gia tăng tương tác với khách hàng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi, 24/7/365. Chatbot AI được phát triển để hỗ trợ khách hàng tài chính và ngân hàng. Với sự gia tăng phổ biến của các ứng dụng trò chuyện trực tiếp trong ngành tài chính - ngân hàng, chatbot trở nên phổ biến là điều tất yếu.

Giống như trong ngành bán lẻ, chatbot có thể hỗ trợ cho các khách hàng tài chính bằng cách trả lời các câu hỏi thường gặp và hỗ trợ những giao dịch đơn giản. Khách hàng nhận được sự phục vụ nhanh chóng, hữu ích, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày một cách vô cùng dễ dàng.

Theo số liệu đầu năm 2022 của Gartner dự đoán rằng, đến năm 2025, chatbot thông minh sẽ đóng vai trò tư vấn và có khả năng thực hiện 30% khối lượng công việc, tăng từ 5% vào năm 2021. 

Tại Việt Nam, FPT.AI Conversation là nền tảng tạo Chatbot tốt nhất và hoàn chỉnh nhất hiện nay. Với công nghệ xử lí ngôn ngữ tự nhiên NLP, đi sâu vào xử lí tiếng Việt, Chatbot của FPT.AI có khả năng hiểu đúng ý định, ngữ cảnh, giúp tự động hóa nhiều cuộc hội thoại giữa doanh nghiệp và khách hàng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Các thao tác xây dựng chatbot đơn giản với một giao diện quản lý thân thiện, giúp bất kỳ nhà quản trị, nhân viên đều có thể tiếp nhận và sử dụng dễ dàng.

Trợ lý ảo giọng nói

Cuộc khảo sát năm 2021 của BCC Research dự đoán, thị trường Trợ lý ảo giọng nói toàn cầu sẽ tăng từ 2,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 7,6 tỷ USD vào năm 2026. Trợ lý ảo giọng nói sẽ tiếp tục được ứng dụng vào lĩnh vực dịch vụ khách hàng, đặc biệt là tổng đài chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp lớn.

Trợ lý Ảo tổng đài là một khoản đầu tư "hời", nhanh chóng mang lại lợi tức đầu tư ngay chỉ sau một thời gian ngắn triển khai. Hiện nay, Trợ lý Ảo tổng đài được xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ Tổng hợp giọng nói, công nghệ Nhận diện ngôn ngữ, công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên... cho phép Trợ lý ảo tự động thực hiện các cuộc gọi đến, gọi đi hoặc gọi theo kịch bản được cài đặt sẵn, giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều tác vụ cồng kềnh, tồn thời gian, kinh phí và nhân sự.

         ➡️ Giảm số lượng nhân viên làm các công việc sơ cấp, thủ công. Trợ lý ảo sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó. Nhân lực sẽ tập trung xử lí các vấn đề khó và phức tạp hơn thay vì dành thời gian giải đáp các cuộc gọi đơn giản lặp đi lặp lại.

        ➡️ Giảm số lượng các cuộc gọi liên quan đến một vấn đề cụ thể và đơn giản, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng các kịch bản để Trợ lý ảo tự động trả lời các cuộc gọi đó

        ➡️ Hạn chế sự tác động khi các nhân viên nghỉ việc, giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

        ➡️ Giảm chi phí quản lý và giám sát chất lượng.

Thực tế trong năm 2020, Trợ lý Ảo tổng đài FPT.AI đã được Home Credit Việt Nam triển khai áp dụng vào nghiệp vụ trực tổng đài, phục vụ nhu cầu của hàng trăm nghìn khách hàng một cách tự động hoàn toàn, từ xử lý thắc mắc tới nhắc lịch thanh toán khoản nợ. Sau 3 tháng vận hành, giải pháp giúp Home Credit Việt Nam đạt được những thành công bước đầu như tự động thực hiện 2 triệu cuộc hội thoại với khách hàng mỗi tháng, với thời lượng mỗi cuộc hội thoại vào khoảng từ 1 đến 2 phút và nâng cao 40% hiệu suất vận hành của công ty tài chính này. Trợ lý ảo giọng nói có tiềm năng to lớn để tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện dịch vụ khách hàng, nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng doanh thu cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức tài chính - ngân hàng có quy mô lớn.

----------------------------------

👉 Trải nghiệm các sản phẩm khác của #FPT_AI tại: https://fpt.ai/vi

🏬 Địa chỉ: Tầng 7, tháp FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội// Tầng 3 toà Pijico 186 Điện Biên Phủ, Phường 6 Quận 3, TP. HCM. 

☎ Hotline: 1900 638 399

📩 Email: [email protected]