Nhảy đến nội dung
Conversation

10 chatbot thú vị trong lĩnh vực ngân hàng

by content 25.03.2021

1. Chatbot Erica của ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America)

Là công ty dẫn đầu thị trường trong cả việc sử dụng ngân hàng di động (mobile banking) và triển khai AI ở Mỹ, Bank of America đã ra mắt chatbot Erica để gửi thông báo cho khách hàng, cung cấp thông tin số dư, đề xuất cách tiết kiệm tiền, cung cấp cập nhật báo cáo tín dụng, thanh toán hóa đơn và giúp khách hàng giao dịch đơn giản hơn. Kể từ khi ra mắt năm 2017, khả năng của chatbot Erica liên tục được mở rộng, trở thành một trợ lý ảo cao cấp giúp khách hàng đưa ra quyết định thông minh hơn.

Chatbot Erica có sẵn trong ứng dụng ngân hàng di động Bank of America. Khách hàng có thể nhận trợ giúp qua giọng nói hoặc tin nhắn về các vấn đề thắc mắc thường gặp. Chatbot Erica sẽ gửi các đề xuất, ưu đãi và lời khuyên được cá nhân hóa sau khi phân tích dữ liệu của khách hàng. Đặc biệt, chatbot Erica cũng có thể cung cấp đến khách hàng các video giáo dục về tài chính.

2. Chatbot của ngân hàng JPMorgan Chase

Không giống như nhiều chatbot được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng để hỗ trợ khách hàng, JPMorgan Chase đã sử dụng chatbot để hợp lý hóa các hoạt động tại văn phòng của mình. Ngân hàng đã đưa ra các chỉ số để phân tích nhiều hợp đồng phức tạp nhanh hơn, thành thạo hơn các luật sư con người. Theo JPMorgan Chase, tổ chức này đã tiết kiệm hơn 360.000 giờ lao động.

Bên cạnh đó, chatbot được JPMorgan Chase tích hợp công nghệ để phân tích cú pháp tin nhắn của nhân viên, cho phép truy cập vào hệ thống phần mềm để xử lý các yêu cầu CNTT cơ bản như đặt lại mật khẩu. Ngân hàng JPMorgan Chase cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp chatbot trong tương lai để chatbot đa nhiệm hơn, giúp giảm chi phí hoạt động và hạn chế rủi ro tài chính.

3. Chatbot AI của ngân hàng Wells Fargo

Chatbot của Wells Fargo sử dụng trí thông minh nhân tạo AI và tích hợp trên Facebook Messenger để trả lời các tin nhắn bằng ngôn ngữ tự nhiên từ người dùng, giải quyết các câu hỏi chẳng hạn như số tiền họ có trong tài khoản còn bao nhiêu, cây ATM ngân hàng gần nhất ở đâu? Chatbot giúp duy trì mối quan hệ khăng khít với khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết tất cả các câu hỏi thường gặp một cách nhanh nhất, 24/7.

Theo Wells Fargo, khách hàng có thể hỏi số dư tài khoản của họ, các giao dịch gần đây nhất, số tiền họ đã chi tiêu mua sắm trong tuần trước, vị trí của máy ATM gần nhất, cùng rất nhiều các thắc mắc khác. Chatbot AI có thể hiểu các câu hỏi của người dùng và đưa ra các câu trả lời tương ứng, nhanh chóng với tỉ lệ trả lời chính xác trên 90%.

Chatbot của Wells Fargo trên nền tảng Facebook Messenger là nỗ lực mới nhất của công ty nhằm thu hút và phục vụ khách hàng trực tiếp trên mạng xã hội - thông qua máy tính để bàn, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác, đa dạng theo nhu cầu của khách hàng thế hệ mới.

4. Chatbot Eno của ngân hàng Capital One

Ngân hàng Capital One đã giới thiệu một trợ lý chatbot có tên là Eno để giúp khách hàng quản lý tiền bằng điện thoại di động của họ. Ban đầu, chatbot được giới thiệu thử nghiệm cho 100000 người dùng. Chatbot Eno có thể tự điều chỉnh theo người dùng và tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng theo thời gian.

Khách hàng có thể trực tiếp hỏi chatbot về số dư tài khoản, lịch sử giao dịch, hạn mức tín dụng dưới dạng tin nhắn nhanh và cũng có khả năng thực hiện giao dịch ngay lập tức.

5. Chatbot Ally Assist của ngân hàng Ally

Ally Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai chatbot tại Mỹ với sự ra mắt của chatbot Ally Assist vào năm 2015. Ally Assist là một trợ lý ảo trong ứng dụng Ally Mobile Banking. Ally Assist có thể được truy cập thông qua giọng nói hoặc văn bản để thực hiện các chức năng như thanh toán, chuyển khoản, giao dịch P2P và gửi tiền.

Khách hàng cũng có thể yêu cầu tóm tắt tài khoản hoặc lịch sử giao dịch cũng như theo dõi các khoản vay, sổ tiết kiệm. Thông qua học máy, Ally Assist có thể dự đoán nhu cầu của khách hàng bằng cách phân tích tài khoản và giao dịch để đưa ra các chủ đề và thông điệp trợ giúp có liên quan. Trợ lý cũng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để giải quyết các truy vấn dịch vụ khách hàng phổ biến.

6. Chatbot Clinic của USAA (United Services Automobile Association)

Bên cạnh các giải pháp ngân hàng kỹ thuật số bằng giọng nói, trải nghiệm ngân hàng bằng ngôn ngữ tự nhiên với chatbot AI đang được cung cấp cho các thành viên USAA (nhóm các công ty dịch vụ tài chính đa dạng trong danh sách Fortune 500 có trụ sở tại San Antonio, Mỹ) trong chương trình thử nghiệm Amazon Alexa với chatbot Clinc. 

Nhằm kết hợp khoa học và công nghệ để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên linh hoạt, chatbot Clinc được trang bị công nghệ Xử lí ngôn ngữ tự nhiên tinh vi, được đào tạo với kho kiến ​​thức sâu về ngành tài chính - ngân hàng thay vì sử dụng các câu lệnh rập khuôn.

Khả năng học máy của chatbot Clinc cho phép mở rộng kiến ​​thức và cải thiện phản hồi dựa trên lịch sử giao tiếp thực tế. Bằng cách xác định và phân tích hàng tá yếu tố như mẫu giọng nói, cấu trúc từ và cảm xúc, Clinc có thể hiểu, ghi nhớ và phản hồi với ngôn ngữ con người lộn xộn, theo ngữ cảnh, không bị giới hạn.

Không có quy tắc hoặc lệnh cụ thể, các thành viên USAA được trải nghiệm một cuộc trò chuyện tự nhiên như giữa người với người. Đặc biệt, chatbot Clinc có thể kết nối liền mạch với ứng dụng dành cho thiết bị di động và các sản phẩm kỹ thuật số khác bằng cách sử dụng API. 

7. Chatbot AmEx của ngân hàng American Express

Tận dụng mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng hạng thương gia, American Express đã sử dụng chatbot hướng đến nhóm khách hàng VIP này thực hiện nhiều tác vụ bao gồm thông báo bán hàng theo thời gian thực, đề xuất theo ngữ cảnh và lời nhắc về lợi ích thẻ tín dụng. Khách hàng phải kết nối thẻ của họ với chatbot AmEx để nhận được những tiện ích từ chatbot này.

8. Chatbot Amy của ngân hàng HSBC (Hồng Kông)

Amy là chatbot của ngân hàng HSBC Hồng Kông. Amy có thể hỗ trợ tức thì giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7. Chatbot Amy có thể sử dụng 3 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Trung Phồn thể và tiếng Trung giản thể. Hiện nay, chatbot Amy đã được tích hợp trên một số trang sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng HSBC Hồng Kông và sẽ tiếp tục được mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai.

Amy được trang bị công nghệ Học Máy, do đó chúng có khả năng học hỏi và làm giàu kiến ​​thức của mình theo thời gian để có thể đối phó với đa dạng các truy vấn của khách hàng. Trong thời gian tới, chatbot Amy sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, giải quyết nhiều truy vấn phức tạp hơn nhờ công nghệ AI tiên tiến.

9. Chatbot Aida của ngân hàng SEB (Thụy Điển)

Từ năm 2017, ngân hàng SEB của Thụy Điển đã cho ra mắt chatbot Aida - nữ chatbot chăm sóc khách hàng. Chatbot Aida xử lí khoảng 13% các câu hỏi liên quan đến kĩ thuật, cũng như hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề về thẻ, truy vấn tài khoản và đặt lịch xử lí công việc. Aida đang liên tục được mở rộng các kĩ năng, bao gồm cả phân tích cảm xúc khách hàng. Chatbot Aida không những hỗ trợ từng khách hàng, mà còn có thể khai thác dữ liệu khách hàng, đưa ra lời khuyên chi tiết được cá nhân hóa hơn. 

Một thời gian ngắn sau, SEB tiếp tục ra mắt chatbot nội bộ có tên là Amelia. Trong 3 tuần đầu tiên, chatbot Amelia đã thực hiện hơn 4000 cuộc trò chuyện với 700 nhân viên, giải quyết rất nhiều các tác vụ mà không bị chậm trễ. Thay vì giúp hỗ trợ khách hàng, chatbot Amelia hỗ trợ các nhiệm vụ của nhân viên và bộ phận CNTT nội bộ.

Chatbot FPT.AI

 

Amelia, một nhân viên kỹ thuật số mới tại SEB

10. Chatbot Ceba của ngân hàng Commonwealth (Úc)

Ngân hàng Commonwealth của Úc đã ra mắt chatbot có tên là Ceba để hỗ trợ khách hàng thực hiện hơn 200 tác vụ ngân hàng như kích hoạt thẻ, kiểm tra số dư tài khoản, thanh toán hoặc nhận tiền mặt không cần thẻ. Ngân hàng Commonwealth dự kiến trong vòng 1 năm tới, chatbot Ceba có thể hỗ trợ khoảng 500.000 khách hàng và thực hiện khoảng 500 tác vụ khác nhau.

Tổng Giám đốc Điều hành Ngân hàng Commonwealth Digital - Pete Steel cho biết, Trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng kỹ thuật số trở nên phổ cập, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch liền mạch ngay trên các nền tảng tin nhắn quen thuộc. Các ngân hàng đang hướng tới việc cung cấp trải nghiệm ngân hàng trực tuyến được cá nhân hóa và chăm sóc chuyên sâu tới từng khách hàng. Trí tuệ nhân tạo cùng với công nghệ mạnh mẽ đằng sau nó là trung tâm của sự thay đổi này.

Dưới đây là một số câu hỏi hàng đầu của Ceba:

  • Tôi muốn có một bản sao kê ngân hàng trong tháng vừa rồi?
  • Tôi muốn mở một tài khoản mới
  • Hạn mức thẻ tín dụng của tôi là bao nhiêu?
  • Tôi muốn kích hoạt khoản vay mua ô tô mới của mình
  • Tôi muốn thanh toán hóa đơn của mình

Tại Việt Nam, ngân hàng TPBank, SHB Finance, Vietinbank... là một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính tiên phong ứng dụng chatbot vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhằm giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chong, giảm tải sức lao động cho đội ngũ CSKH để họ tập trung xử lí các tác vụ chuyên sâu hơn. Từ đó, tối ưu hóa nguồn nhân lực, tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền chi phí vận hành.

? Bắt tay ngay vào xây dựng chatbot FPT.AI tại: https://bot.fpt.ai/ 

? Trải nghiệm các giải pháp của FPT.AI tại: https://fpt.ai/vi

☎️ Hotline: 0911886353

? Email: [email protected]