Ngành bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, ngay cả trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các công ty bảo hiểm luôn phải năng động và đổi mới, để mang đến dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu và trải nghiệm ngày càng cao của khách hàng. Chatbot ra đời như một công cụ hữu ích, bắt kịp xu hướng công nghệ của thế giới và mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Cùng FPT.AI khám phá chatbot trong ngành bảo hiểm để tìm cách tạo ra lối đi riêng cho doanh nghiệp trong thị trường công nghệ bảo hiểm sôi động trong bài viết sau.
Chatbot trong ngành bảo hiểm là gì?
Chatbot là một ứng dụng phần mềm được thiết kế để máy tính có thể giao tiếp với người dùng qua văn bản như người thật. Trong ngành bảo hiểm, với khả năng đa nhiệm và hữu ích, chatbot đã giúp các doanh nghiệp cung cấp thông tin về các gói bảo hiểm, giải đáp thắc mắc về quyền lợi, mức phí, và các điều khoản hợp đồng dựa trên thông tin cá nhân của khách hàng, như độ tuổi, tình trạng sức khỏe hoặc nghề nghiệp.
Ngoài ra, chatbot giúp khách hàng thanh toán phí bảo hiểm trực tuyến, theo dõi hợp đồng và nộp yêu cầu bồi thường một cách nhanh chóng. Với khả năng hoạt động 24/7, chatbot trong ngành bảo hiểm không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong thị trường ngày càng phát triển.
>>> XEM THÊM: Deep Learning là gì? So sánh DL với AI và Machine Learning
Insurtech: Cuộc chơi mới mẻ và sôi động của thị trường bảo hiểm thời 4.0
InsurTech, kết hợp giữa hai từ “Insurance” (bảo hiểm) và “Technology” (công nghệ), là một xu hướng ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT) vào ngành bảo hiểm. Mục đích của InsurTech là tối ưu hóa quy trình làm việc của các nhà môi giới bảo hiểm và cá nhân hóa dịch vụ theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan.
Ngành bảo hiểm truyền thống vốn chậm áp dụng công nghệ do tính phức tạp trong việc xử lý hồ sơ và quản lý từng trường hợp khách hàng. Tuy nhiên, chuyển đổi số đang dần thay đổi cục diện ngành này, đặc biệt là với khách hàng trẻ tuổi, những người có thói quen và hành vi sử dụng dịch vụ cũng như mua bảo hiểm đang thay đổi mạnh mẽ nhờ vào các công nghệ mới.
Một minh chứng rõ ràng cho xu hướng này là kết quả khảo sát của Ernst & Young vào năm 2020, cho thấy 73% người tham gia khảo sát ưa chuộng hình thức tư vấn bảo hiểm qua điện thoại hoặc trực tuyến hơn là gặp mặt trực tiếp. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi đại dịch Covid-19 buộc mọi người thay đổi thói quen và tăng cường sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Đồng thời, khách hàng cũng bắt đầu ưa chuộng khiếu nại bảo hiểm online, thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm tự động hóa quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại thông qua các nền tảng công nghệ.
Trước tiềm năng phát triển lớn của InsurTech tại thị trường Việt Nam, cùng với áp lực từ đại dịch Covid-19, các công ty bảo hiểm buộc phải chuyển đổi sang công nghệ và tự động hóa quy trình vận hành để thích ứng. Theo ResearchAndMarkets.com, doanh thu của InsurTech sẽ tăng trưởng với tỷ lệ bình quân 10,8%/năm trong giai đoạn 2019 – 2025, dự báo đạt 10,14 tỷ USD vào năm 2025. Điều này cũng là cơ sở để các chuyên gia tài chính nhận định rằng, InsurTech sẽ tái định hình tương lai của ngành bảo hiểm tại Việt Nam.
>>> XEM THÊM: Generative AI là gì? Xu hướng công nghệ AI tạo sinh 2024
Lợi ích của chatbot trong ngành bảo hiểm
Trong đó, Chatbot được xem như phương thức phổ biến nhất để một doanh nghiệp Insurtech tương tác với khách hàng. Báo cáo của Cognizant công bố năm 2019 đã coi chatbot là cốt lõi của lĩnh vực bảo hiểm công nghệ. Nó được cho là “không thể thiếu trong doanh nghiệp có tầm nhìn tập trung vào hiện đại hóa hoạt động kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng kỹ thuật số”.
Dưới đây là các lợi ích khi ứng dụng chatbot trong ngành bảo hiểm mà bạn có thể tham khảo:
Tự động hóa giúp tiết kiệm chi phí
Theo báo cáo của Juniper, vào năm 2022 Chatbot sẽ chịu trách nhiệm tiết kiệm hơn 8 tỷ đô la cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ở hoạt động hỗ trợ khách hàng. Và hãng nghiên cứu công nghệ này cũng dự báo tổng phí bảo hiểm do AI tạo ra sẽ đạt 20,6 tỷ USD vào năm 2024. Như vậy, giải pháp Chatbot trong ngành bảo hiểm là trợ thủ đắc lực thay thế hàng trăm nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm công nghệ, giúp công ty Insurtech giảm thiểu các chi phí tốn kém vào việc xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng truyền thống.
Chatbot như một Pre-sales & Sales 24/7
Dịch vụ 24/7 là một yêu cầu ngày càng phổ biến của khách hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ, khi mọi người luôn mong muốn sự tiện lợi và khả năng tiếp cận bất kỳ lúc nào. Các công ty Insurtech hiểu rõ nhu cầu này và đã xây dựng các dịch vụ sao cho khách hàng có thể tiếp cận thông tin và hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải có nhân viên làm việc suốt ngày đêm.
Thực tế, khách hàng thường xuyên có những câu hỏi giống nhau hoặc yêu cầu các dịch vụ cơ bản như hỏi về giá bảo hiểm, hình thức thanh toán, hoặc các chương trình ưu đãi. Chatbot trong ngành bảo hiểm có thể tự động xử lý những yêu cầu đơn giản này một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần sự can thiệp của nhân viên, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và có được trải nghiệm dịch vụ mượt mà.
Ngoài ra, chatbot cũng có thể giúp phân loại và lọc các yêu cầu của khách hàng, sau đó chuyển những vấn đề phức tạp hơn cho nhân viên xử lý. Điều này giúp công ty bảo hiểm không phải tốn nhiều nguồn lực vào các câu hỏi đơn giản mà vẫn đảm bảo dịch vụ chất lượng cao.
Khi khách hàng đã nhận được thông tin cơ bản từ chatbot, nếu họ cần thêm tư vấn chi tiết hơn, họ có thể để lại thông tin để nhân viên liên hệ hoặc sử dụng các tính năng hỗ trợ trực tuyến để được giải quyết ngay lập tức.
>>> XEM THÊM: Chatbot – Trợ lý ảo AI trả lời câu hỏi thay con người
Chatbot khảo sát chất lượng
Ngoài tư vấn dịch vụ mới, chatbot trong ngành bảo hiểm có thể được sử dụng để ghi nhận những phản hồi từ khách hàng dựa vào các câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về 1 gói bảo hiểm, về dịch vụ tư vấn… Những câu hỏi này thường ngắn gọn, với câu trả lời có thể lựa chọn 1 trong 3 đáp án, hoặc câu hỏi Có/Không.
Dựa vào những câu hỏi nhanh và nhận được phản hồi tức thời, các doanh nghiệp Insurtech sẽ nhanh chóng có được những đánh giá thực tế nhất của khách hàng về các gói dịch vụ/ sản phẩm…, hiểu hơn về hành vi của người dùng. Từ đó, họ sẽ có hướng điều chỉnh hoặc phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng mục tiêu.
Chatbot sàng lọc khách hàng, tăng tỉ lệ chuyển đổi
Chatbot có khả năng hỗ trợ khách hàng gần như tức thì, 24/7. Những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng sẽ được giải quyết theo thời gian thực. Các khách hàng không phải chờ đợi lâu.
Trong thực tế, chắc hẳn rất nhiều người thường xuyên nhận được các cuộc gọi bán hàng từ Bảo hiểm. Những người nghe không có nhu cầu họ sẽ cảm thấy cực kì phiền phức, thậm chí bực mình. Còn đội ngũ tư vấn viên gọi điện thoại cũng gặp những áp lực và căng thẳng nhất định.
Do đó, chatbot trong ngành bảo hiểm được tích hợp trên website chính thức của các doanh nghiệp bảo hiểm hay trên các nền tảng hội thoại khách hàng thường xuyên sử dụng (Messenger, Viber, Zalo..). Khi khách hàng thực sự có nhu cầu mua bảo hiểm, họ có thể trò chuyện với chatbot và để lại thông tin theo Form được thiết kế sẵn. Thông tin đó được lưu vào hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp. Đội ngũ tư vấn viên sẽ nhanh chóng liên lạc tư vấn tận tình chu đáo nhất, giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi.
>>> XEM THÊM: Cách cài đặt trả lời comment tự động trên Fanpage Facebook
Chatbot tự động chăm sóc khách hàng theo lộ trình
Thực sự, chatbot trong ngành bảo hiểm có thể đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng từ việc tư vấn giới thiệu sản phẩm, lấy thông tin của người mua và chăm sóc khách hàng với nhiều chương trình hậu mãi về sau.Các doanh nghiệp có thể sử dụng chatbot để gửi đến khách hàng thông tin về các sự kiện, hội thảo sức khỏe hay các ưu đãi cho các khách hàng đã mua bảo hiểm.
Nhiều gói bảo hiểm có thời hạn 10 năm, 20 năm. Do đó, khách hàng có thể đóng phí 1 lần hoặc nhiều đợt theo quý, theo năm. Chatbot có thể gửi lời nhắc lịch đóng tiền đến các khách hàng tham gia bảo hiểm theo lịch trình được cài đặt sẵn.
Áp dụng chatbot trong ngành bảo hiểm có thể giảm tới 60% khối lượng công việc cho các nhân viên tư vấn. Việc triển khai chatbot vào quy trình kinh doanh giúp các doanh nghiệp tự động hóa nhiều tác vụ trong quy trình tư vấn, tiếp nhận và xử lý vấn đề của khách hàng, giải phóng nhân viên khỏi các tác vụ lặp đi lặp lại nhàm chán và tốn nhiều thời gian. Khi khối lượng công việc giảm, chất lượng công việc sẽ đi lên, các tư vấn viên có thể tập trung vào tư vấn chuyên sâu và giải quyết các nhiệm vụ quan trọng hơn cho doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: 5 vai trò thiết yếu của chatbot Marketing trong tự động hóa tiếp thị
FPT.AI Chat – Chatbot trong ngành bảo hiểm ưu việt dẫn đầu thị trường
Nhận biết được mối liên hệ mật thiết giữa nhu cầu khách hàng và lợi ích của doanh nghiệp Insurtech, FPT.AI đã cho ra đời AI Chatbot FPT AI Chat, cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng và quản lý Chatbot trên giao diện người dùng, đem đến giá trị trải nghiệm vượt bậc cho dịch vụ khách hàng. Các điểm cải tiến nổi bật của FPT AI Chat so với các Chatbot trên thị trường:
☑️ Xây dựng hội thoại tự nhiên: Triển khai trên nền tảng công nghệ AI, được trang bị công nghệ học máy (Machine Learning) cùng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt dẫn đầu thị trường hiện nay, FPT AI Chat có thể hiểu được ý định của khách hàng, đưa ra các câu trả lời phù hợp và trở nên thông minh hơn sau thời gian được huấn luyện.
☑️ Hỗ trợ marketing: AI Chatbot của FPT.AI cho phép người dùng xây dựng và quản lý hội thoại với khách hàng tương ứng với hành trình khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và tự động gửi tới khách hàng thông tin về các chương trình khuyến mãi.
☑️ Triển khai đa kênh: FPT AI Chat có thể được tích hợp với các cổng thông tin nội bộ sẵn có của doanh nghiệp, nhắn tin cũng như các nền tảng hội thoại phổ biến như livechat trên website, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber…) thông qua một vài thao tác đơn giản.
☑️ Khả năng tương thích và mở rộng: Dễ dàng tích hợp với hệ thống của Doanh nghiệp thông qua các APIs. Nền tảng đám mây cho phép mở rộng linh hoạt và xử lý hàng nghìn ý định của khách hàng cùng một lúc. Chatbot của FPT.AI thay thế hàng nghìn nhân viên hỗ trợ khách hàng, tự động hóa quy trình, giúp ghi nhận dữ liệu, lưu trữ và sử dụng dữ liệu hiệu quả…
AI Chatbot của FPT.AI đã giúp các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm như Home Credit, FWD,… chăm sóc khách hàng, hợp lý hóa quy trình vận hành, tối ưu hóa chi phí và tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng. Đây là sự đầu tư số hóa công nghệ bài bản nhất, giúp các công ty Insurtech tại Việt Nam định hình con đường phát triển trong tương lai và không tụt lại phía sau trong cuộc đua bảo hiểm thời 4.0.
FPT.AI hiện đang cung cấp dịch vụ chatbot cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước. Và Bảo hiểm là một trong những đối tác quan trọng được FPT.AI đặc biệt quan tâm, nhằm cung cấp một giải pháp toàn diện và tối ưu nhất để tạo ra các bước đột phá cho nhiều doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: Cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện bằng FPT AI Chat
Như vậy, chatbot trong ngành bảo hiểm không chỉ là một công cụ hỗ trợ giao tiếp đơn giản mà đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa dịch vụ khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Với khả năng tự động hóa quy trình từ tư vấn sản phẩm, khảo sát phản hồi, đến việc chăm sóc khách hàng theo lộ trình, việc áp dụng công nghệ chatbot giúp các công ty bảo hiểm giảm thiểu khối lượng công việc, tăng hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo, chatbot chắc chắn sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển ngành bảo hiểm trong tương lai. Hãy cùng FPT.AI khám phá và áp dụng chatbot ngay hôm nay để đưa doanh nghiệp của bạn đến gần hơn với khách hàng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này.
☎ Hotline: 0911886353
? Email: [email protected]
>>> XEM THÊM:
- ChatGPT là gì? Cách tạo tài khoản Chat GPT free
- Call center là gì? Ưu điểm và 10 chỉ số đo lường hiệu suất