Hiện nay, ứng dụng chatbot trong doanh nghiệp đang dần trở thành xu thế chung của thời đại mới, tạo nên ưu thế cho doanh nghiệp. Với khả năng tích hợp trực tiếp vào các công cụ nhắn tin ví dụ Facebook, SMS… tự động hóa các cuộc hội thoại với người dùng, hiểu các yêu cầu phức hợp, cung cấp các phản hồi chính xác, cá nhân hóa người dùng và cải thiện các tương tác về sau, chatbot dự đoán sẽ thay đổi toàn diện và là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp. Vậy chatbot là gì? Cùng FPT.AI tìm hiểu trong bài viết say.
>>>> XEM THÊM: Generative AI là gì? Xu hướng công nghệ AI tạo sinh 2024
Chatbot là gì?
Chatbot là một chương trình phần mềm hoặc ứng dụng được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), cho phép giao tiếp tự động với người dùng thông qua văn bản hoặc giọng nói. Chatbot có khả năng thực hiện các cuộc trò chuyện hai chiều, trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin, hỗ trợ giao dịch, và thậm chí cá nhân hóa trải nghiệm dựa trên dữ liệu của người dùng.
Với khả năng hoạt động 24/7 và xử lý đồng thời nhiều yêu cầu, chatbot giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình chăm sóc khách hàng, marketing và bán hàng, mang lại hiệu quả vượt trội trong vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
>>> XEM NGAY: Chatbot – Trợ lý ảo AI trả lời câu hỏi thay con người
Vì sao chatbot chính là làn sóng của tương lai?
AI Chatbot đang biến đổi xu hướng ngành Marketing khi chuyển đổi các mô hình quảng cáo online truyền thống thông qua các cuộc hội thoại chủ động với người dùng. Qua đó, một chương trình máy tính được xây dựng bởi trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra các tác vụ tự động hóa như nhắn tin với người dùng thông qua giao diện hội thoại, đặt hàng, cập nhật thời tiết, trò chơi cá nhân… Đồng thời, chatbot có khả năng hiểu các yêu cầu phức hợp, cung cấp các phản hồi chính xác, cá nhân hóa người dùng và cải thiện các tương tác về sau.
Với tính năng dễ dàng tích hợp với bất cứ công cụ nhắn tin như Facebook Messenger, SMS…, chatbot là phương thức rất được các Marketer ưa thích. Các số liệu thống kê dưới đây từ Pypestream sẽ cho thấy tại sao các marketer lại yêu thích sự tương tác mà nhắn tin di động cung cấp:
- 2 nghìn tỷ tin nhắn đã được gửi đi trong năm 2017, gấp đôi số lượng tin nhắn được gửi đi vào năm 2012.
- Tỷ lệ mở tin nhắn trên điện thoại di động là gần 98%, cao hơn 22% so với tỷ lệ sử dụng email.
- Sáu trong số các ứng dụng được sử dụng hàng đầu trên toàn cầu là các ứng dụng nhắn tin.
- Tỷ lệ giữ chân của các ứng dụng tin nhắn gấp đôi số lượng các loại ứng dụng khác.
>>> ĐỌC THÊM: Cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện bằng FPT AI Chat
Các lợi ích mà Chatbot mang lại
Chatbot không chỉ là một công cụ hỗ trợ tự động, mà còn mang đến những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu các lợi ích chính:
Dịch vụ khách hàng tốt hơn
Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất quan trọng vì nó là kênh tốt nhất và trực tiếp để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và giữ họ trung thành với mình. Chatbot có thể giúp cho doanh nghiệp rất nhiều thứ trong mảng chăm sóc khách hàng này:
- Tiếp nhận phản hồi và trả lời khách hàng nhanh hơn;
- Cung cấp hình ảnh, thông tin, mẫu mã sản phẩm tức thời cho khách hàng;
- Có thể tiếp chuyện với nhiều khách hàng cùng 1 lúc;
- Giảm thời gian chờ đợi của khách hàng khi họ chờ tư vấn
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chatbot trong giáo dục – “Giảng viên ảo” hữu ích cho học sinh
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Việc tạo ra chatbot để xử lý các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần soạn ra bộ kịch bản gồm câu hỏi hay gặp và phản hồi tương ứng chatbot sẽ dùng nó để trả lời lại cho người dùng.
Với chatbot, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển người trực điện thoại, các ứng dụng nhắn tin và chi phí đào tạo nhân viên mới khi doanh nghiệp muốn mở thêm cửa hàng hoặc đại lý của mình. Đồng thời với khả năng giao tiếp tự nhiên, hoạt động 24/7, việc sử dụng chatbot sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và xây dựng hình ảnh có trách nhiệm trong mắt của người tiêu dùng.
>>> TÌM HIỂU: Các ứng dụng quan trọng của chatbot trong ngân hàng
Hỗ trợ doanh nghiệp hiểu thêm về khách hàng
Một chatbot trò chuyện phải có khả năng tách lọc được thông tin người dùng thông qua cuộc trò chuyện. Bên cạnh đó, thông qua việc ghi lại các đoạn hội thoại của khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nghiên cứu hành vi khách hàng ngay trên tập dữ liệu của mình. Phương pháp này giúp doanh nghiệp xác định chính xác nhóm khách hàng tiềm năng, xu hướng sản phẩm trên thị trường. Sau khi phân tích được các thông tin đó doanh nghiệp có thể cá nhân hóa lại chatbot để đẩy mạnh các sản phẩm của mình đến đối tượng khách hàng phù hợp hơn, nâng cao hiệu suất quảng cáo.
>>> KHÁM PHÁ: Chatbot Y tế – Trợ lý ảo đắc lực ngành chăm sóc sức khỏe
Đẩy mạnh nhận biết thương hiệu và tương tác người dùng
So với làm một ứng dụng cho điện thoại để tương tác với khách hàng thì chatbot dễ tiếp cận hơn và thuận tiện hơn cho từng người dùng. Ví dụ như con bot Sephora ở dưới, Sephora đóng vai trò là 1 thư ký mua sắm mỹ phẩm, lần đầu nói chuyện với Sephora nó sẽ hỏi bạn một bản câu hỏi nhỏ, cá tính để biết bạn hay dùng mỹ phẩm gì để trang điểm.
Và nhờ vậy, khách hàng sẽ không cần phải bỏ ra hàng giờ để xem danh sách sản phẩm trên website của doanh nghiệp, các chương trình khuyến mãi, hình thức thanh toán và giao hàng. Do đó, khoảng thời gian từ lúc khách hàng tìm kiếm sản phẩm và quyết định mua hàng sẽ được rút ngắn lại từ vài ngày/ vài tiếng thành vài phút.
>>> ĐỌC THÊM: So sánh chatbot AI và Chatbot Gen AI (Chatbot tích hợp Generative AI)
Tất nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà chatbot mang lại, việc gặp vấn đề bảo mật trong việc lưu trữ các thông tin của người dùng cùng những hạn chế của công nghệ hiện tại khiến cho việc áp dụng chatbot vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tương lai của chatbot là tất yếu và các chủ doanh nghiệp, marketer cần nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng công nghệ này. Hy vọng bài viết trên của FPT.AI đã cung cấp cho bạn thông tin bổ ích!
Source: FPT.AI & chatbotslife.com
>>> XEM THÊM: