Chuyển đến phần nội dung
center-gradient-cover-bg
right-gradient-cover-bg
background gradient desk
Bài viết

Điểm kỳ dị công nghệ là gì? Khi nào giả thuyết này trở thành hiện thực?

Tháng Hai 15, 2025

Chia sẻ với:

Hiện nay, nhiều quyết định quan trọng liên quan đến thông tin trên thế giới không còn được đưa ra bởi con người nữa. Nick Bostrom – một triết gia hàng đầu về AI – cảnh báo rằng điểm kỳ dị công nghệ (technological singularity) không còn là khoảnh khắc không tưởng mà có thể chỉ còn cách chúng ta một hoặc hai năm nữa. Vậy điểm kỳ dị công nghệ là gì? Cùng FPT.AI khám phá hành trình tiến đến AI siêu thông minh của nhân loại trong bài viết sau.

Điểm kỳ dị công nghệ là gì?

The technological singularity (điểm kỳ dị công nghệ) là một giả thuyết về thời điểm mà công nghệ phát triển nhanh đến mức vượt qua khả năng hiểu biết của con người. Hãy tưởng tượng một lỗ đen, nơi lực hấp dẫn quá mạnh đến mức tất cả quy luật vật lý mà chúng ta biết bị phá vỡ. Khi áp dụng viễn cảnh này vào công nghệ, điểm kỳ dị xảy ra khi máy móc trở nên quá tiên tiến, vượt xa khả năng con người, tạo ra một tương lai mà chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát.

Ray Kurzweil, một nhà tương lai học nổi tiếng, dự đoán rằng đến năm 2030, con người sẽ hợp nhất não bộ của mình với máy tính. Điều này khuếch đại sức mạnh tính toán và trí tuệ theo cấp số nhân, tạo ra những siêu bộ não có thể tự nâng cấp mạnh mẽ hơn bất cứ thứ gì con người từng biết.

Cốt lõi của tranh luận về singularity là không có quy luật vật lý nào ngăn cản AI trở nên mạnh mẽ hơn con người trong mọi lĩnh vực. AI không chỉ tự nâng cấp mà còn có thể tạo ra những dạng intelligence hoàn toàn mới.

Dù mới chỉ là một ý tưởng thuộc khoa học viễn tưởng, điểm kỳ dị công nghệ kéo theo những lo ngại về sự thay đổi về quyền lực: Liệu con người vẫn giữ quyền kiểm soát hay máy móc sẽ định hình tương lai của chúng ta? Suy nghĩ về technological singularity có thể giúp nhân loại định hướng sự phát triển của AI theo hướng có lợi cho nền văn minh.

điểm kỳ dị công nghệ
Điểm kỳ dị công nghệ là giả thuyết về thời điểm mà công nghệ phát triển nhanh đến mức vượt qua khả năng hiểu biết của con người

>>> XEM THÊM: AGI là gì? Ván cược 100 tỷ USD lợi nhuận giữa OpenAI & Microsoft thực dụng hóa trí tuệ nhân tạo tổng quát

Sự phát triển của khái niệm Technological Singularity

Khái niệm technological singularity có từ giữa thế kỷ 20. John von Neumann là một trong những người đầu tiên đề cập đến singularity, khi ông suy đoán về một thời điểm mà sự tiến bộ công nghệ sẽ trở nên nhanh chóng và phức tạp đến mức con người không thể hoàn toàn dự đoán hoặc hiểu được.

Alan Turing, người được coi là cha đẻ của khoa học máy tính hiện đại, đã đặt nền tảng quan trọng cho các cuộc thảo luận đương đại về singularity. Trong bài báo có tiêu đề “Computing Machinery and Intelligence” vào năm 1950, Turing đề xuất rằng máy tính có thể được coi là intelligent nếu có thể trò chuyện với con người mà không bị phát hiện là máy móc. Ý tưởng này đã truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI), đưa chúng ta đến gần hơn với thực tế của singularity.

Cùng thời gian đó, công trình của Stanislaw Ulam về cellular automata và iterative systems cung cấp những hiểu biết cốt lõi về các hệ thống tự cải thiện. Nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận về khả năng máy móc có thể tự tái tạo và vượt qua trí thông minh con người.

Sự quan tâm đến singularity tiếp tục phát triển trong những thập kỷ sau. Vernor Vinge, giáo sư toán học, nhà khoa học máy tính và tác giả tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, đã đưa ra một dự đoán quan trọng: nếu không có rào cản ngăn chặn, sự xuất hiện của superhuman intelligence sẽ đánh dấu một điểm singularity trong lịch sử loài người, thay đổi hoàn toàn cách thế giới vận hành.

technological singularity là gì
Sự phát triển của khái niệm Technological Singularity

Ý tưởng này sau đó được phổ biến rộng rãi hơn bởi Ray Kurzweil, người sử dụng Moore’s law để minh họa cách AI có thể nhanh chóng vượt qua trí tuệ con người. Quy luật này cho rằng sức mạnh tính toán trên một vi mạch sẽ tăng gấp đôi trong khi chi phí máy tính sẽ giảm một nửa sau mỗi hai năm, cho thấy sự tiến bộ công nghệ có thể bùng nổ với tốc độ ngày càng nhanh.

Bàn luận về tốc độ phát triển công nghệ, Eamonn Healy, giáo sư tại St. Edward’s University, đã đóng góp quan điểm về telescopic evolution trong bộ phim Waking Life. Telescopic evolution là ý tưởng cho rằng tốc độ tiến hóa đang xảy ra ngày càng nhanh. Thay vì mất hàng thiên niên kỷ, quá trình tiến hóa giờ đây có thể rút ngắn xuống chỉ còn vài thế kỷ hoặc thậm chí ít hơn, nhờ vào sự phát triển của công nghệ và khoa học.

Quan điểm của Healy về sự gia tăng tốc độ tiến bộ công nghệ phù hợp với các lý thuyết về singularity: Xã hội có thể trải qua những thay đổi nhanh chóng và mang tính đột phá do sự phát triển của AI và công nghệ. Ý tưởng này cũng tương đồng với quan điểm của các nhà tương lai học như Ray Kurzweil, người tin rằng những thay đổi này có thể xảy ra vào khoảng giữa thế kỷ 21.

điểm kỳ dị công nghệ là gì
Ray Kurzweil, người sử dụng Moore’s law để minh họa cách AI có thể nhanh chóng vượt qua trí tuệ con người

>>> XEM THÊM: Generative AI là gì? Xu hướng ứng dụng công nghệ AI tạo sinh 2024

Chúng ta đã tiến gần đến technological singularity chưa?

Thời điểm đạt đến Technological Singularity là một chủ đề gây tranh cãi. Ray Kurzweil thừa nhận rằng những đột phá về thuật toán và sự bùng nổ dữ liệu lớn đã giúp AI đạt được những bước tiến nhanh hơn dự kiến. Theo ông, với các xu hướng như Moore’s law và sự phát triển ngày càng nhanh của computing, AI và biotechnology, technological singularity sẽ xảy ra vào năm 2045.

Popular Mechanics từng giật tít rằng nhân loại có thể đạt đến điểm kỳ dị chỉ trong 6 năm nữa. Điều này phù hợp với tuyên bố của Marco Trombetti tại một hội nghị năm 2022, khi ông chỉ ra rằng dữ liệu rõ ràng cho thấy máy móc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với trí tuệ con người.

Nick Bostrom, một trong những nhà lý thuyết hàng đầu về AI, đồng ý với nhận định này. Ông cảnh báo rằng chúng ta có thể chứng kiến sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo vào năm 2025. Trong cuốn sách Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies, Bostrom mô tả sự kiện này là phát minh cuối cùng của nhân loại, bởi một khi máy móc có thể tự cải thiện trí tuệ, tốc độ phát triển của chúng sẽ không thể ngăn cản.

điểm kỳ dị công nghệ
Thời điểm đạt đến Technological Singularity là một chủ đề gây tranh cãi

Công nghệ nào hiện nay là tiền đề cho kỳ dị công nghệ?

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Trí tuệ nhân tạo tổng quát (Artificial General Intelligence – AGI) là hai yếu tố cốt lõi dẫn đến kỳ dị công nghệ. Khi công nghệ phát triển, AI không chỉ có khả năng bắt chước trí tuệ con người, học hỏi và thích nghi trong thời gian ngắn mà còn tiến gần đến sự phát triển của AGI – một hệ thống có thể hiểu, học và áp dụng kiến thức một cách tự chủ, thông minh như con người.

AGI có thể kích hoạt một “vụ nổ trí tuệ” và tạo ra những cỗ máy siêu trí tuệ vượt xa con người. Quá trình này sẽ rút ngắn đáng kể thời gian giữa các cột mốc công nghệ quan trọng, thúc đẩy sự phát triển đột phá và làm thay đổi hoàn toàn nền kinh tế, xã hội, văn hóa toàn cầu.

Các công nghệ AI thúc đẩy sự phát triển của AGI và technological singularity bao gồm

  • Mạng nơ-ron nhân tạo và học sâu: Đây là nền tảng cốt lõi của nghiên cứu và phát triển AI hiện nay. Các mạng nơ-ron nhân tạo mô phỏng cấu trúc và chức năng của não bộ con người ở một mức độ nhất định, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ đáng kể trong học máy (machine learning). Công nghệ này đặc biệt quan trọng đối với các nhiệm vụ như nhận dạng giọng nói, nhận diện hình ảnh và điều hướng phương tiện tự hành.
  • Máy tính lượng tử: Dù vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, máy tính lượng tử hứa hẹn sẽ tăng cường đáng kể khả năng tính toán và hiệu suất trong tương lai gần. Công nghệ này có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển AI, giúp giải quyết các bài toán phức tạp nhanh hơn nhiều so với máy tính truyền thống.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Những tiến bộ trong NLP, điển hình là các mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên như ChatGPT (Generative Pre-trained Transformer), rất quan trọng đối với việc phát triển AI có khả năng hiểu và tạo ra văn bản giống con người. Khả năng này đóng vai trò then chốt để AI có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết về ngữ cảnh và sắc thái ngôn ngữ.
  • Robot và tự động hóa: Những đổi mới trong lĩnh vực robot đang giúp máy móc thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu sự khéo léo và ra quyết định – những kỹ năng trước đây được coi là chỉ con người mới có thể làm được. Sự kết hợp giữa robot và AI đang tạo ra các hệ thống tự động có khả năng hoạt động độc lập hơn.
  • Điện toán đám mây và dữ liệu lớn: Việc gia tăng khối lượng dữ liệu khổng lồ cùng với khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu trên nền tảng đám mây là yếu tố quan trọng để huấn luyện các hệ thống AI mạnh mẽ hơn. Phân tích dữ liệu lớn và cơ sở hạ tầng đám mây hỗ trợ các mô hình học máy phức tạp, giúp AI phát triển với tốc độ nhanh chóng.
  • Công nghệ sinh học và giao diện não – máy tính (BCI): Những tiến bộ trong nghiên cứu não bộ và cách tái tạo chức năng của nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra AI có thể suy nghĩ và học hỏi như con người. Ngoài ra, giao diện não – máy tính (BCI) cho phép kết nối trực tiếp giữa não bộ con người và máy tính, mở ra khả năng hợp nhất giữa trí tuệ sinh học và trí tuệ nhân tạo, một chủ đề thường được thảo luận trong các kịch bản về kỳ dị công nghệ.
technological singularity là gì
Moore’s law minh họa cách AI có thể nhanh chóng vượt qua trí tuệ con người

>>> XEM THÊM: ChatGPT là gì? Cách tạo tài khoản Chat GPT free

Những kịch bản có thể xảy ra khi điểm kỳ dị công nghệ diễn ra

Kỳ dị công nghệ vẫn chỉ là một giả thuyết, nhưng nếu nó trở thành hiện thực, nhân loại có thể chứng kiến những viễn cảnh đa dạng, từ lạc quan đến những tình huống mang tính tận thế.

  • Gia tốc đổi mới khoa học: Sau kỳ dị công nghệ, tốc độ đổi mới khoa học và công nghệ có thể gia tăng theo cấp số nhân. Những hệ thống AI siêu trí tuệ, có năng lực xử lý và nhận thức vượt xa con người, có thể tạo ra những đột phá khoa học chỉ trong vài giây thay vì hàng thập kỷ như hiện nay. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi các phát hiện tầm cỡ giải Nobel diễn ra hàng ngày, giúp giải quyết những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu hay dịch bệnh gần như ngay lập tức.
  • Tự động hóa hoàn toàn các công việc của con người: Toàn bộ công việc mà con người đang đảm nhiệm sẽ được thay thế bởi máy móc. Trong viễn cảnh tích cực, điều này có thể mở ra một thời kỳ thịnh vượng, nơi con người không còn phải lao động tay chân mà có thể tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên những lo ngại về bất bình đẳng kinh tế và sự mất phương hướng của con người khi không còn vai trò trong nền kinh tế.
  • Sự hợp nhất giữa con người và máy móc: Những công nghệ tích hợp giữa sinh học và trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu xuất hiện, điển hình như Neuralink – dự án kết nối não bộ con người với AI. Nếu technological singularity xảy ra, những công nghệ này có thể trở thành tiêu chuẩn, cho phép con người nâng cao trí tuệ và thể chất bằng cách hợp nhất với AI và robot. Sự hội tụ này có thể dẫn đến sự ra đời của một thế hệ vượt xa giới hạn sinh học hiện tại của loài người như “siêu nhân hậu kỳ” (posthuman) hoặc “siêu nhân tương lai” (transhuman).
  • Rủi ro tồn vong và vấn đề đạo đức: Khi AI trở nên mạnh mẽ hơn, chúng có thể coi nhu cầu và sự an toàn của con người là thứ yếu, đặc biệt nếu AI xem con người là đối thủ cạnh tranh tài nguyên. Kịch bản này thường được thảo luận trong lĩnh vực đạo đức AI, nơi một super intelligent AIs thể hành động theo cách không phù hợp với các giá trị hoặc sự sinh tồn của con người.
  • Sự thống trị của AI: Một mối lo ngại lớn là các hệ thống AI siêu trí tuệ có thể ưu tiên sự sống còn và mục tiêu riêng của mình hơn là lợi ích của con người. Nếu điều này xảy ra, AI có thể kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng, dẫn đến xung đột với nhân loại, thậm chí có nguy cơ đẩy loài người đến bờ vực diệt vong.
  • “Grey Goo” (Chất nhờn xám): Đây là một viễn cảnh tận thế liên quan đến công nghệ nano, trong đó các robot siêu nhỏ có khả năng tự sao chép mất kiểm soát, liên tục nhân bản và tiêu thụ toàn bộ vật chất trên Trái Đất để tạo ra nhiều bản sao của chính nó. Nếu điều này xảy ra, technological singularity có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của hành tinh.

Christopher Langan – người được mệnh danh là “người thông minh nhất thế giới”, nhấn mạnh rằng tương lai của nhân loại sẽ phụ thuộc vào cách chúng ta phân bổ trách nhiệm cho AI. Nếu điều này được thực hiện đúng, toàn bộ nhân loại có thể tiến lên cùng nhau. Cần có cách tiếp cận cẩn trọng để định hướng sự phát triển của AI theo hướng có lợi cho nhân loại, thay vì để sự kiểm soát của con người đối với công nghệ có thể bị thách thức hoàn toàn

điểm kỳ dị công nghệ
Những kịch bản có thể xảy ra khi điểm kỳ dị công nghệ diễn ra

>>> XEM THÊM: AI Agents là gì? Liệu sự bùng nổ của các tác nhân AI có thể tự ra quyết định có làm tăng tỷ lệ thất nghiệp?

Hoài nghi về technological singularity

Không phải ai cũng tin vào technological singularity. Một bài báo có tiêu đề “Chúng ta không tiến gần hơn đến điểm kỳ dị” lập luận rằng dù có những đột phá trong AI, khoảng cách giữa trí tuệ con người và máy móc vẫn còn rất lớn. Những thách thức trong việc đạt đến siêu trí tuệ nhân tạo (artificial superintelligence) có thể khiến singularity bị trì hoãn đến cuối thế kỷ này, hoặc thậm chí không bao giờ xảy ra.

Roman Yampolskiy nhận định: Việc dự đoán chính xác thời điểm xảy ra technological singularity là vô cùng khó khăn. Các rào cản về công nghệ, đạo đức, quy định và tác động xã hội có thể làm chậm tiến trình phát triển của AI. Do đó, vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn rằng chúng ta đã tiến rất gần đến technological singularity.

Dù kỳ dị công nghệ hứa hẹn một tương lai với những đột phá chưa từng có, không phải tất cả chuyên gia đều tin vào viễn cảnh này. Một số chuyên gia lập luận rằng máy tính vốn không có khả năng thực sự hiểu hoặc mô phỏng trí tuệ con người. Lý luận “Phòng Trung Quốc” (Chinese Room Argument) của nhà triết học John Searle là một thí nghiệm kinh điển để minh họa quan điểm này.

Hãy tưởng tượng một người ngồi trong một căn phòng với một cuốn sách hướng dẫn cách xử lý các ký tự tiếng Trung. Khi người ngoài phòng gửi vào những đoạn văn bản bằng tiếng Trung, người trong phòng có thể sử dụng hướng dẫn để ghép các ký tự phù hợp và đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên, người này không thực sự hiểu tiếng Trung mà chỉ làm theo quy tắc có sẵn. Điều này phản ánh rằng ngay cả khi một AI có thể phản hồi chính xác, nó không có nghĩa là nó thực sự “hiểu” nội dung giống như con người.

Một số nhà triết học cũng đặt câu hỏi liệu máy móc có thể thực sự đạt được trí thông minh tương đương con người hay không. Bởi lẽ, chính con người vẫn chưa hiểu đầy đủ về trí tuệ của chính mình.

Họ cho rằng không có cơ sở chắc chắn nào để tin vào điểm kỳ dị công nghệ, đồng thời dẫn chứng các thất bại về xe bay cá nhân hay ba lô phản lực trong quá khứ như những bài học cảnh giác. Dù công nghệ có thể tiến bộ theo những cách khó lường, nhưng những người hoài nghi lập luận rằng chỉ riêng sức mạnh xử lý không thể giải quyết mọi vấn đề và biến AI trở thành trí tuệ siêu việt.

Một giả thuyết khác là “nghịch lý công nghệ” (technology paradox), trong đó việc tự động hóa các công việc phổ biến có thể dẫn đến thất nghiệp hàng loạt và suy thoái kinh tế. Điều này sẽ cản trở các khoản đầu tư cần thiết để đạt được điểm kỳ dị công nghệ. Ngoài ra, những người phản đối cũng chỉ ra rằng tốc độ đổi mới công nghệ đang có dấu hiệu chững lại, trái ngược với sự tăng trưởng theo cấp số nhân mà kịch bản kỳ dị công nghệ dự đoán.

Chẳng hạn, tản nhiệt trong chip máy tính đang làm chậm quá trình phát triển phần cứng. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn do xu hướng thu nhỏ kích thước bóng bán dẫn theo Định luật Moore. Khi ngày càng có nhiều bóng bán dẫn được nhồi nhét vào không gian nhỏ, lượng nhiệt phát ra tăng lên đáng kể. Nếu không được kiểm soát, nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu suất của bộ xử lý, rút ngắn tuổi thọ và thậm chí làm hệ thống bị hỏng.

điểm kỳ dị công nghệ là gì
Không phải ai cũng tin vào Technological Singularity

Một rào cản lớn khác đối với kỳ dị công nghệ là lượng năng lượng khổng lồ cần để huấn luyện các mô hình AI tiên tiến. Chẳng hạn, việc đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – nền tảng của AI tổng quát (AGI) – tiêu tốn lượng điện tương đương với hàng trăm hộ gia đình trong một năm. Khi kích thước và độ phức tạp của các mô hình này ngày càng tăng, lượng năng lượng tiêu thụ cũng tăng theo.

Điều này có thể khiến việc phát triển AI tiên tiến trở nên quá tốn kém và không bền vững với môi trường. Nếu không có những bước đột phá về hiệu suất năng lượng hoặc mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo trên quy mô lớn, nhu cầu điện khổng lồ của AI có thể cản trở quá trình tiến tới kỳ dị công nghệ.

Tóm lại, technological singularity là một khái niệm gây tranh cãi, phản ánh viễn cảnh công nghệ phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của con người. Dù những tiến bộ trong AI, điện toán lượng tử và công nghệ sinh học đang dần thu hẹp khoảng cách với điểm kỳ dị, những người hoài nghi cho rằng đây có thể mãi chỉ là một giả thuyết viễn tưởng. Dù kết cục ra sao, việc hiểu và định hướng sự phát triển của AI theo hướng có lợi cho nhân loại vẫn là một nhiệm vụ cấp thiết trong thời đại công nghệ bùng nổ ngày nay.

Hy vọng bài viết đã mang đã giúp bạn hiểu rõ technological singularity là gì. Nếu cần được tư vấn chuyên sâu hơn về AI Agents – công nghệ có thể dẫn đến singularity nếu tiến hóa đến cấp độ siêu trí tuệ (ASI), hãy liên hệ ngay với FPT.AI. Nền tảng FPT AI Agents của chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp xây dựng, vận hành AI Agents một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.

technological singularity là gì
FPT AI Agents – Át chủ bài của FPT Smart Cloud trong cuộc đua AI

Các AI Agents của chúng tôi đều được vận hành trên FPT AI Factory. Với hơn 80 dịch vụ cloud và 20 sản phẩm AI, FPT AI Factory giúp tăng tốc ứng dụng AI lên 9 lần nhờ sử dụng GPU thế hệ mới nhất, như H100 và H200. Đồng thời, chi phí được tiết kiệm tới 45%.

>>> XEM THÊM:

Đánh giá
Bài viết liên quan

Cập nhật mọi tin tức mới nhất về công nghệ AI

Đăng ký nhận bản tin của FPT.AI để được phủ sóng mọi xu hướng công nghệ, câu chuyện thành công và phân tích của chuyên gia.