Đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng sức khỏe, cũng là một cú sốc đối với nền kinh tế thế giới. Trong tình hình đó, các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế mỗi quốc gia. Các biện pháp đúng đắn và kịp thời có thể giảm thiểu đáng kế những thiệt hại kinh tế mà cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, vai trò của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp được kiểm chứng và phát huy tối đa chính trong những lúc rối ren này. Mọi quyết sách của người đứng đầu đều sẽ tác động trực tiếp tới tương lai doanh nghiệp.
Những ảnh hưởng của Covid-19 đến ngành ngân hàng trên toàn thế giới
Trong báo cáo “Covid-19: WhattoDoNow, WhattoDoNext”, Accenture đã chỉ ra, Covid-19 làm tê liệt nền kinh tế và đã tác động ngắn hạn đến 4 yếu tố quan trọng của ngành Ngân hàng, đó là:
- Quản lý tín dụng: Nợ xấu sẽ tăng do người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản vay.
- Nén doanh thu: Việc cắt giảm lãi suất cũng như sự sụt giảm nhu cầu sẽ gây ra tác động mạnh mẽ đến cả ngành Ngân hàng. Trong vài tuần đầu tiên của đại dịch, giá trị thị trường của ngành Ngân hàng đã giảm xuống mức thấp hơn so với cuộc khủng hoảng T9/2008.
- Cung cấp dịch vụ và Tư vấn khách hàng: Sự hạn chế về tương tác trực tiếp thúc đẩy khách hàng tìm đến các kênh kĩ thuật số tự phục vụ và mua hàng trực tuyến.
- Điều chỉnh mô hình vận hành, kiểm soát chi phí: Doanh thu bị ảnh hưởng sẽ khiến các ngân hàng buộc phải cải thiện tính linh hoạt trong các hoạt động vận hành doanh nghiệp, cân nhắc lại các ưu tiên ngắn hạn và có kế hoạch đối phó với tình hình dịch bệnh có thể kéo dài.
Ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán dịch vụ của ngành Ngân hàng
Lệnh giãn cách xã hội bắt buộc của Chính phủ đã kéo theo những thay đổi trong cách thức phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Một số ít các chi nhánh vẫn phải mở cửa để duy trì những dịch vụ quan trọng, với số lượng nhân viên hạn chế. Khách hàng cũng có những hành động tự dịch chuyển dần sang các kênh tương tác kĩ thuật số như app, ngân hàng trực tuyến (Digital Banking)… Các ngân hàng đã có những động thái gì trước sự xoay trục quá nhanh này?
Sự phát triển của công nghệ AI đã hỗ trợ ngành Ngân hàng giải quyết nhanh chóng 2 trong 4 yếu tố trên. Đó là những bài toán về dịch vụ khách hàng, tối ưu lại quy trình vận hành để kiểm soát chi phí và duy trì hoạt động. Bộ phận CNTT có trách nhiệm đảm bảo tính liên tục của hệ thống đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để cung cấp dịch vụ tự động tới khách hàng. Một trong những giải pháp khả quan và tiên tiến nhất hiện nay được nhiều ngân hàng lựa chọn để giải quyết bài toán dịch vụ khách hàng đó là Trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ đã và đang giúp ngân hàng mở khóa một chuỗi giá trị bền vững. Ứng dụng công nghệ trong thời điểm này là một bước đi cần thiết và đúng đắn, định vị cho một ngân hàng kĩ thuật số mở trong tương lai.
Tại Việt Nam, một trong những nền tảng Trí tuệ nhân tạo xuất sắc và duy nhất được Bộ Thông tin và truyền thông trao giải Nền tảng số xuất sắc đó là FPT.AI. Nền tảng FPT.AI mang đến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành Ngân hàng một bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện. Năm 2020, nhiều ngân hàng lớn đã tin tưởng lựa chọn và tích hợp các giải pháp AI vào quy trình vận hành:
? Chatbot: Chatbot thông minh mang theo sức mạnh thực sự của công nghệ AI tiên tiến, kết nối và duy trì mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng. Chatbot được tích hợp công nghệ Xử lí ngôn ngữ tự nhiên, Học máy… để hiểu nội dung, hiểu ý định câu nói của khách hàng, từ đó đưa ra các phản hồi tương ứng. Chatbot AI có thể tự động hóa nhiều tác vụ phổ biến và quan trọng trong quy trình vận hành doanh nghiệp.Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn quan điểm về việc ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán dịch vụ khách hàng.
? Trợ lý ảo tổng đài AI được tích hợp vào hệ thống chăm sóc khách hàng của các trung tâm tổng đài truyền thống, có khả năng tự động thực hiện các cuộc gọi đến, gọi đi hoặc gọi theo kịch bản có sẵn. Đối với các ngành có tần suất tương tác với khách hàng cao như Ngân hàng, Trợ lý ảo là một sự lựa chọn tối ưu. Nhiều ngân hàng lớn ở Việt Nam đã bước đầu ứng dụng Trợ lý Ảo tổng đài của FPT.AI để thực hiện các nghiệp vụ, từ đơn giản đến phức tạp như: Thông báo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhắc lịch thanh toán các khoản vay tín dụng, gia hạn sổ tiết kiệm, gia hạn thẻ… Từ việc nắm bắt yêu cầu của khách hàng, hay chuyển tiếp yêu cầu đến đúng nhân viên phụ trách, Trợ lý Ảo tổng đài còn có khả năng tự động thực hiện hàng loạt các yêu cầu mà không có sự can thiệp của con người.
? Định danh khách hàng điện tử eKYC cho phép khách hàng thực hiện quy trình định danh trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, không cần tới trực tiếp quầy giao dịch. Khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi, không phải điền vào quá nhiều biểu mẫu, giấy tờ mà vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng một cách nhanh chóng.
Khi phải đối mặt với nhiều thách thức do cuộc khủng hoảng COVID-19 đặt ra, buộc các ngân hàng phải tìm đến các giải pháp tối ưu nhất để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ khách hàng và tối ưu chi phí nhất có thể. Đầu tư cho các giải pháp công nghệ thông minh, chuyển trọng tâm của lựu lượng lao động khỏi các nghiệp vụ giao dịch lặp đi lặp lại tốn thời gian, đồng thời nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự chính là cách giúp các ngân hàng vượt qua 1 năm khó khăn để chuẩn bị hành trang đương đầu với những thách thức trong năm 2021 sắp tới.
———————————-
Trải nghiệm các giải pháp của FPT.AI tại: https://fpt.ai/
Hotline: 0911886353
Email: [email protected]