Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc kết nối trực tiếp và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp lớn đã bỏ ra hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng để xây dựng các ứng dụng để kết nối với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng tỏ ra không hiệu quả và khách hàng vẫn phải gọi điện lên tổng đài hỗ trợ để giải quyết vấn đề của họ.
Hàng loạt Apps ra đời để kết nối doanh nghiệp với khách hàng
Gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực đều tung ra thị trường các ứng dụng trên nền tảng di động (mobile apps). Đặc biệt là trong lĩnh vực tin tức, tài chính, du lịch… Các ứng dụng này được tạo ra với mục đích chính đó là kết nối doanh nghiệp với khách hàng và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Với các ứng dụng của các nhà mạng như Mobifone, Viettel, bạn có thể tra cứu thông tin thuê bao, nạp tiền, kiểm tra số dư tài khoản, tra cứu dung lượng 3G/4G,… Sự bùng nổ của các mobile apps một phần cũng là do giá thành của các smartphone trên thị trường giảm xuống rất thấp, chỉ từ 1,5-2 triệu đồng là ai cũng có thể sở hữu một chiếc smartphone.
Tuy nhiên, số lượng người dùng các ứng dụng này thường không đồng đều và thời gian sử dụng ứng dụng cũng rất thấp. Ngược lại, các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messengerhay Zalo Chat lại có thời gian sử dụng cực lớn. Theo thống kê, mỗi ngày 1 người dành từ 4-12 tiếng để sử dụng điện thoại di động, thời gian trung bình là khoảng 6 tiếng/ngày. Trong đó, thời gian cho việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin như Facebook và Zalo chiếm khoảng 1 tiếng/ngày.
Câu hỏi là: Tại sao thời gian sử dụng các ứng dụng được đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển lại thấp đến vậy?
Tương tác yếu – vấn đề mà các apps hiện tại đang gặp phải
Câu trả lời ở đây chính là các Apps Mobile đa số chỉ mang lại sự tương tác một chiều. Đó là từ doanh nghiệp đến với khách hàng của họ. Người dùng tải các ứng dụng này về để nhận thông báo biến động số dư tài khoản, các chương trình khuyến mại… Và trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là làm sao để tăng số lượng người sử dụng ứng dụng.
Những ai không phải khách hàng chính thức lại không thể kết nối với doanh nghiệp qua ứng dụng. Các khách hàng tiềm năng sẽ được kết nối qua kênh khác, đó là một sự lãng phí không nhỏ.
Người sử dụng cũng không thể trò chuyện với các nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng qua apps ngay trên điện thoại của họ. Không có sự tương tác mạnh mẽ từ cả hai phía đó là con người và doanh nghiệp qua các ứng dụng này. Khi có chương trình khuyến mãi, người dùng sẽ nhận được thông báo từ ứng dụng, nhưng nhiều người không thích điều này vì họ tải ứng dụng về chỉ dùng có 1-2 lần, sau đó xóa ứng dụng hoặc tắt tất cả thông báo của ứng dụng đi. Vì vậy, sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng qua ứng dụng là khá “mong manh”.
Chatbot Messenger – giải pháp cho doanh nghiệp
Với ưu điểm là có hàng tỷ người dùng hàng tháng và có lượng thời gian sử dụng cao, Facebook Messenger trở thành ứng dụng nhắn tin được nhiều người sử dụng nhất. Sự ra đời của Chatbot đánh dấu một bước tiến dài và một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực Marketing cũng như chăm sóc khách hàng. Với tỷ lệ mở tin nhắn lên đến 85%, gấp 8-10 lần so với email marketing hay SMS marketing, Chatbot Messenger Marketing chắc chắn là một giải pháp tiếp cận khách hàng tốt nhất hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ kinh phí để tạo lập một ứng dụng trên điện thoại. Và Chatbot Messenger trở thành một giải pháp miễn phí và tuyệt vời để kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về dịch vụ, sản phẩm của công ty thông qua các chatbot được xây dựng. Bot còn có khả năng hoạt động 24/24 trong suốt 365 ngày mà không cần nghỉ ngơi, có thể chăm sóc khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Chatbot còn giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc khách hàng và làm giảm chi chí dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Kết hợp Chatbot với Mobile Apps, tại sao không?
Chatbot có thể thay thế cho các apps mobile không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư và xây dựng các ứng dụng này thì không nên thay thế các ứng dụng đã được tạo bằng chatbot. Hãy kết hợp chatbot vào apps của bạn để tăng sự kết nối và tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp, nó giúp tăng chính chuyên nghiệp và làm giảm tải công việc cho bộ phận dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.
Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng chatbot để kết nối với khách hàng cũng mang lại những lợi ích tương tự. Không những vậy Chatbot Messenger Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và có khả năng phục vụ số lượng khách hàng lớn hơn, tốt hơn nhưng với chi phí ít hơn.
Là nền tảng tạo lập Chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các công nghệ học máy (Machine Learning) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing/ Understanding – NLP/NLU) tiên tiến nhất, FPT.AI Conversation cho phép người tạo bot xây dựng các kịch bản trò chuyện khác nhau với khách hàng và theo dõi lịch sử trò chuyện để chatbot có thể hiểu và tương tác với khách hàng một cách tự nhiên, thân thiết. Chatbot tích hợp trên các giao diện nhắn tin phổ biến như Facebook Messenger, Zalo, livechat trên website hoặc bất kì ứng dụng, giao diện trò chuyện sẵn có nào của doanh nghiệp. Chatbot của FPT.AI là một công cụ marketing và remarketing hiệu quả với tính năng gửi thông báo hàng loạt tới dữ liệu khách hàng, cá nhân hóa thông điệp cho từng loại đối tượng. Ngoài ra hệ thống phân tích dữ liệu chatbot giúp người tạo bot đánh giá về độ chính xác của chatbot “đào tạo” chatbot trở nên thông minh hơn, đồng thời đưa ra đánh giá về thông tin mà chatbot thu được từ người dùng, giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì khách hàng thực sự mong muốn.
— FPT.AI Conversation – Nền tảng tạo chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo