Ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng đã và đang biến đổi sâu sắc ngành ngân hàng, mang đến những trải nghiệm mới mẻ và tích cực cho hệ thống nghiệp vụ nội bộ cũng như các dịch vụ, sản phẩm phục vụ khách hàng. Hãy cùng FPT.AI tìm hiểu về tầm quan trọng và cách ứng dụng Big Data, AI vào các hoạt động tại ngân hàng.
Tầm quan trọng của việc ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng
Big Data là dữ liệu khổng lồ và phức tạp, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Đây chính là một công cụ mạnh mẽ giúp tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh, nhận diện hành vi và xu hướng một cách nhanh chóng và hiệu quả. AI (Artificial Intelligence) chỉ hệ thống máy tính có khả năng mô phỏng các chức năng và nhận thức của con người, bao gồm các hoạt động như học hỏi và giải quyết vấn đề.
Ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng giúp các tổ chức thích ứng và phát triển bền vững trong thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào cuối năm 2022, hơn 15.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số. Các giải pháp thanh toán hiện đại đã đẩy tỷ lệ tăng trưởng về thanh toán số tại Việt Nam cũng lên đến 40% trong 3-4 năm qua.
Một số lợi ích vượt trội khi ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng:
- Thúc đẩy số lượng các giao dịch và tạo ra được giá trị gia tăng trên mỗi giao dịch nhờ khả năng phân tích và xử lý dữ liệu nhanh chóng, cho phép ngân hàng dự đoán nhu cầu khách hàng chính xác hơn và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
- Đáp ứng khách hàng tốt hơn nhờ AI chatbot và robot tự động hóa quy trình ngân hàng, giảm thời gian chờ đợi trong việc đánh giá tín dụng, quản lý rủi ro, đồng thời tăng tốc quá trình chuyển đổi số trong ngành
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách rút ngắn thời gian chờ giao dịch và tăng cường mức độ cá nhân hóa
>>> XEM THÊM: Cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện bằng FPT AI Chat
TOP 4 Ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng nổi trội nhất
Phân tích hành vi khách hàng để trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa
Ngành ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng rất cần thông tin về khách hàng. Với sự hỗ trợ của Big Data, các ngân hàng có khả năng tiếp cận trực tiếp tới các nguồn thông tin và dữ liệu lịch sử liên quan về thói quen và hành vi của người dùng.
Các ứng dụng AI trong ngân hàng sẽ phân tích chuyên sâu các dữ liệu lớn để giải mã thói quen tiêu dùng như những khoản chi tiêu hay các dịch vụ ngân hàng mà khách hàng thường xuyên sử dụng.
Big Data cũng hỗ trợ lọc dữ liệu, giúp ngân hàng nắm rõ sự thay đổi trong chi tiêu của khách hàng, chẳng hạn như công việc hay tâm lý để đánh giá rủi ro, thẩm định hồ sơ vay vốn và mở rộng dịch vụ hoặc bán chéo sản phẩm.
>>> XEM THÊM: Generative AI là gì? Xu hướng công nghệ AI tạo sinh 2024
Phân tích phân khúc khách hàng và thẩm định hồ sơ
Việc phân định chính xác phân khúc khách hàng từ việc phân tích thói quen tiêu dùng, ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau, cũng như điều chỉnh sản phẩm kịp thời để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ.
Đặc biệt, trong lĩnh vực tín dụng, Big Data có thể đưa ra các dữ liệu chi tiết về những rủi ro tiềm ẩn trong nhu cầu cũng như thói quen và xu hướng chi tiêu, để ngân hàng nhận diện rõ hơn những mong muốn của khách hàng. Kết hợp các ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng, thông tin thu thập sẽ được thiết lập thành các tiêu chí chấm điểm tín nhiệm cho từng khách hàng.
Việc này sẽ giảm thời gian thẩm định hồ sơ một cách đáng kể, đồng thời giảm thiểu rủi ro và không bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng. Từ đó, nhân viên ngân hàng có thể xây dựng kế hoạch cho vay phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng nhưng vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
Phát hiện gian lận, lừa đảo và vi phạm pháp luật
Một trong những ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng quan trọng là phát hiện gian lận và các giao dịch lừa đảo. Hàng hoá chính của ngân hàng là tiền tệ, một loại hàng hoá được đánh giá là tương đối nhạy cảm với nhiều rủi ro.
Do đó, việc cấp tín dụng cho bất kỳ đối tượng nào, dù là cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp đều cần được xem xét một cách cẩn thận. Nhờ vào ứng dụng Big Data, các ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong vấn đề này, đảm bảo không có giao dịch bất hợp pháp nào diễn ra, từ đó nâng cao mức độ an toàn và tiêu chuẩn bảo mật.
Cùng với đó, ứng dụng AI trong ngân hàng có thể kết hợp chỉ số tín nhiệm (được tính toán từ dữ liệu mạng xã hội và dữ liệu viễn thông) với lịch sử giao dịch của khách hàng, giúp đưa ra đánh giá rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Ngoài ra, khi kết hợp ứng dụng của AI và Big Data, ngân hàng có thể nhanh chóng nhận biết các giao dịch bất hợp pháp, giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro và thiệt hại trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
>>> XEM THÊM: Fraud Detection: Công nghệ phát hiện gian lận tài chính giúp eKYC tăng hàng rào bảo mật
Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và chất lượng dịch vụ
Trong lĩnh vực ngân hàng và tín dụng, khách hàng và nhân viên thường xuyên tương tác và trao đổi với nhau. Điều này dẫn đến hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như mức độ hài lòng của khách hàng. Việc ứng dụng Big Data và AI có thể giúp ngân hàng thu thập, phân tích và truyền tải thông tin về hiệu suất làm việc của nhân viên tự động, nhanh chóng và chính xác.
Kết quả phân tích các dữ liệu từ ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng mang đến một bức tranh tổng quát về hiệu quả công việc của nhân viên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với môi trường làm việc và các phúc lợi mà ngân hàng cung cấp.
Giải pháp ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng của FPT.AI
Trong số các nhà băng sớm nhận ra được tầm quan trọng và lợi ích đầy tiềm năng của ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng, TPBank cái tên đã đưa những ứng dụng này vào vận hành thực tế gần như sớm nhất. Từ năm 2020, TPBank đã hợp tác với FPT.AI để triển khai thành công 2 giải pháp chính, bao gồm chatbot – Trợ lý ảo T’aio với khả năng trí tuệ nhân tạo vượt trội và AI Voice Banking – Giao dịch ngân hàng bằng giọng nói.
Trong đó, trợ lý ảo T’aio được tích hợp trên nhiều nền tảng như live chat trên website, fanpage Facebook,… Việc này giúp TPBank có thể tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng, giải đáp các thắc mắc, vấn đề của người dùng 24/7/365 với nhiều tác vụ phổ biến.
Đặc biệt, TPBank đã phối hợp cùng với FPT.AI để đón đầu xu hướng AI Voice Banking để giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng bằng giọng nói. Được tích hợp các công nghệ Học sâu (Deep Learning), công nghệ nhận dạng giọng nói (ASR) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), AI Voice Banking có thể nhận diện biến thể ngôn ngữ theo vùng miền, độ tuổi và phong cách “văn nói” và hiểu ý định trong câu nói của người dùng, với độ chính xác trên 90% .
Giải pháp này mang đến khả năng thực hiện nhiều giao dịch một cách thuận tiện mà không cần chạm tay. Nhờ đó, khách hàng của TPBank có thể chuyển khoản và thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, nạp tiền, khóa/mở thẻ chỉ trong vài giây,… Đây là cánh tay đắc lực giúp TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái dịch vụ số đa dạng và vượt trội.
Là một nhà cung cấp dịch vụ triển khai ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng của nhiều ngân hàng lớn, FPT.AI nhận thức rằng công nghệ không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh mà còn là xu hướng cần thiết để làm mới, tạo sự khác biệt, ghi dấu ấn riêng và thu hút thế hệ khách hàng mới trong kỷ nguyên số.
Bên cạnh trợ lý ảo và AI Voice Banking, ngân hàng có thể tham khảo một công cụ đắc lực khác là eKYC. Đây là giải pháp định danh khách hàng điện tử, cho phép người dùng mở tài khoản trực tuyến chỉ trong vài phút mà không cần đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng.
Liên hệ FPT.AI để được tư vấn về các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất cho ngân hàng
- Hotline: 1900 638 399
- Website: https://fpt.ai/vi/
Ứng dụng Big Data và AI trong ngân hàng không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của các ngân hàng trong tương lai, khi mà các ứng dụng công nghệ số đang dần chiếm lĩnh mọi ngành nghề. Việc ứng dụng đúng thời điểm, đúng quy trình sẽ đem đến lợi thế cạnh tranh vượt trội và tạo ra những giá trị bền vững cho khách hàng.
>>> ĐỌC THÊM: