Năm 2020 đánh dấu sự thành công của Chatbot trong việc chinh phục các nhà quản trị. Theo khảo sát của Oracle, 80% doanh nghiệp mong muốn tích hợp Chatbot vào quy trình kinh doanh. Trước xu hướng này, nhiều nhà quản trị nhanh chóng tìm kiếm giải pháp xây dựng và quản lý Chatbot thông minh, nhằm ứng dụng công nghệ mới này vào mô hình doanh nghiệp. Đứng trước bước chuyển này, doanh nghiệp cần lưu ý những gì để xây dựng và áp dụng Chatbot cho thương hiệu thành công?
Sau đây là 7 bí kíp giúp xây dựng Chatbot cho thương hiệu của bạn:
1. Lựa chọn các mảng có ROI tức thì để áp dụng Chatbot
ROI (Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh. Việc xác định chỉ số này nhằm mục đích dự đoán – đo lường hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Để tối ưu lợi ích mà Chatbot có thể làm được, các doanh nghiệp phải tập trung vào ROI.
Một số trường hợp áp dụng Chatbot sau đây sẽ tạo ra ROI gần như ngay lập tức:
- Chăm sóc khách hàng
Các công ty đang tiết kiệm tới 30% cho dịch vụ khách hàng bằng cách triển khai các bot. Theo Business Insider, tờ báo điện tử hàng đầu của Mỹ ước tính rằng, chatbot sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới 23 tỷ đô mỗi năm. Ngoài ra, các công ty có thể tự động hóa 36% vị trí đại diện bán hàng, tiết kiệm tới 15 tỷ đô.
- Bán hàng và tiếp thị
Chatbots nhanh chóng trở thành công cụ tiếp thị – bán hàng rất mạnh mẽ. Các doanh nghiệp như FPT Shop, Sendo, SHB Finance… đã đạt được những kết quả bất ngờ nhờ ứng dụng Chatbot vào mô hình kinh doanh.
– FPT Shop: Chatbot Pika hỗ trợ khách hàng đặt mua sản phẩm trên Messenger Facebook với doanh thu đặt hàng trên fanpage thông qua Chatbot trong vòng 6 tháng năm 2019 lên đến hơn 1 tỷ đồng và hứa hẹn con số lớn hơn trong năm 2020.
– Sendo: Trong các tháng bán hàng cao điểm, Sendo nhận được hơn 630.000 tin nhắn từ người dùng đến Chatbot. Mỗi ngày, chatbot Sendo trả lời hơn 12.000 tin nhắn trên 2 kênh là Facebook Messenger và livechat của Website Sendo.vn. Tương ứng với khoảng 2.500 đến 3000 người dùng.
- Nhân sự và Tuyển dụng
Theo một khảo sát do Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực (Society for Human Resource Management) thực hiện, 38% số người được hỏi cho biết, một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống quản trị nhân lực (HR) là duy trì mức độ gắn kết của nhân viên. Hầu hết các hệ thống tự phục vụ của nhân viên ESS (Employee self-service) đều lỗi thời, khó sử dụng, nhân viên vẫn phải tới trực tiếp bộ phận HR để xử lí vấn đề từ những việc đơn giản nhất.
Chatbot hoàn toàn có thể xử lý tốt vấn đề này bằng cách tích hợp với các hệ thống hiện có và trở thành trung gian xử lí các nhiệm vụ đơn giản. Nhân viên sẽ nhận được hướng dẫn tận tình từ Chatbot với những thao tác đơn giản, dễ dàng. Chatbot đã thành công khi tăng sự gắn kết, tương tác giữa nhân viên và doanh nghiệp trong khi giảm 30 – 50% khối lượng cho phòng nhân sự.
Sau đây là những doanh nghiệp đã thành công lớn trong việc ứng dụng Chatbot vào bộ phận nhân sự và tuyển dụng:
– Mya: Chatbot của công ty Mya (Mỹ) đã tự động hóa các bước tuyển dụng, như tìm nguồn cung nhân sự, sàng lọc và lên lịch hẹn, tiết kiệm tới 75% thời gian.
– SGT STAR: Chatbot của Quân đội Hoa Kỳ giúp trả lời các câu hỏi và thông tin tuyển dụng những người lính tương lai.
2. Mục đích tạo bot cụ thể
Khi bắt đầu xây dựng Chatbot, bạn cần một mục tiêu đơn giản và cụ thể. Hãy nghĩ về một điều mà chatbot của bạn cần phải làm rất tốt và xây dựng Chatbot sao cho Chatbot có thể xử lý hoàn hảo tác vụ đó. Sau khi mọi người đã sử dụng và đón nhận Chatbot, bạn có thể tìm hiểu những nhu cầu phổ biến khác và xây dựng để Chatbot trở nên đa nhiệm hơn.
3. Kịch bản Chatbot thông minh
Khi người dùng trò chuyện với Chatbot, họ sẽ cung cấp một lượng thông tin khổng lồ về họ là ai và mong muốn của họ. Chìa khóa để có được thông tin bạn cần là hỏi đúng, hỏi thông minh. Vì vậy, hãy xem xét những thông tin bạn cần nhất về khách hàng và thiết kế kịch bản cho Chatbot đủ thông minh, tinh tế để người dùng muốn chia sẻ thông tin.
4. Chatbot gắn kết mối quan hệ với khách hàng
Một Chatbot thành công là khi Chatbot có khả năng thiết lập mối quan hệ với khách hàng, gắn kết và duy trì mối quan hệ bền vững.
- Hiểu khách hàng: Khi khách hàng sử dụng Chatbot có nghĩa là họ đang có nhu cầu được cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề. Mỗi câu trả lời, câu hỏi của khách hàng đều chứa những thông tin giá trị về bản thân họ, về nhu cầu, sở thích, mong muốn của họ.
- Cá nhân hóa: Khi bạn biết người dùng là ai và họ muốn điều gì, bạn có thể cung cấp những thông tin được cá nhân hóa cho riêng khách hàng. Chatbot cho phép thương hiệu của bạn cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa tới từng khách hàng cho dù lượng khách hàng lên tới hàng nghìn, hàng triệu.
- Cung cấp giá trị: Chatbot có thể cải thiện những trải nghiệm của khách hàng, thực hiện những tác vụ tự động một cách nhanh chóng.
- Xây dựng mối quan hệ: Đối thoại hai chiều là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng mối quan hệ. Những cuộc hội thoại tốt đẹp giúp bạn hiểu hơn về khách hàng, tạo dựng niềm tin và phát triển mối quan hệ bền chặt với thương hiệu và doanh nghiệp.
5. Chatbot tham gia vào hành trình mua của khách hàng
Chatbot thông minh sẽ có khả năng tham gia vào mọi bước trong quá trình mua của khách hàng, từ bước đầu tiên là giới thiệu sản phẩm và tiếp cận khách hàng, đến tư vấn mua hàng và quá trình hậu mãi.
Chatbot mang lại cho khách hàng trải nghiệm tích cực theo thời gian thực, xuyên suốt quá trình mua hàng. Người quản trị phải có những nghiên cứu, áp dụng Chatbot vào quá trình mua của khách hàng và đưa ra những kế hoạch thực hiện nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
6. Liên tục đào tạo và hoàn thiện Chatbot
Chatbot cũng tương tự như con người, luôn cần được trau dồi kiến thức và đào tạo liên tục để ngày càng thông minh hơn, đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe từ phía người dùng. Nhà quản trị Chatbot phải thường xuyên xem xét lịch sử các cuộc hội thoại của Chatbot với người dùng, để bổ sung, cập nhật thêm câu mẫu, ý định, những tác vụ mà người dùng quan tâm nhưng bot chưa xử lí được, sau đó “đào tạo” lại bot để bot trở nên thông minh và hoàn thiện hơn.
7. Lựa chọn nền tảng tạo Chatbot phù hợp, uy tín
Xây dựng một Chatbot có thể khó khăn với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp không có đội ngũ kỹ thuật in-house. Vì vậy, điều quan trọng là doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng xây dựng và quản lý Chatbot thông minh, thao tác đơn giản, dễ dàng tích hợp vào hệ thống doanh nghiệp.
Hiện nay, FPT.AI Conversation là nền tảng tạo Chatbot tốt nhất và hoàn chỉnh nhất tại Việt Nam. Với công nghệ xử lí ngôn ngữ tự nhiên NLP, đi sâu vào xử lí tiếng Việt, AI Chatbot của FPT.AI có khả năng hiểu đúng ý định, ngữ cảnh, giúp tự động hóa nhiều cuộc hội thoại giữa doanh nghiệp và khách hàng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Các thao tác xây dựng chatbot đơn giản với một giao diện quản lý thân thiện, giúp bất kỳ nhà quản trị, nhân viên đều có thể tiếp nhận và sử dụng dễ dàng.
——————————————————————-
Xem ngay cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện bằng FPT AI Chat
? Trải nghiệm xây dựng Chatbot miễn phí tại: https://bot.fpt.ai/
☎ Hotline: 0911886353
? Email: [email protected]
>>> THAM KHẢO THÊM: