Chuyển đến phần nội dung
center-gradient-cover-bg
right-gradient-cover-bg
background gradient desk
Bài viết

Các ứng dụng quan trọng của chatbot trong ngân hàng

Tháng Năm 13, 2024

Chia sẻ với:

Bằng cách tận dụng sức mạnh của trí thông minh nhân tạo và sự phổ biến của các ứng dụng nhắn tin, chatbot trong ngân hàng mở ra các cách tương tác với khách hàng chưa từng có trong tiền lệ. Cùng FPT.AI tìm hiểu nhé!

Chatbot trong ngân hàng là gì? 

Chatbot trong ngân hàng là chương trình phần mềm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), được thiết kế để tương tác tự động với khách hàng qua văn bản hoặc giọng nói. Công nghệ này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng, giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin tài khoản một cách nhanh chóng, chính xác và liên tục 24/7.

AI Chatbot có khả năng tự động trả lời tất cả các câu hỏi thường được hỏi lặp đi lặp lại, vốn tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng đến hiệu suất của các bộ phận trong ngân hàng. Thông qua việc tận dụng sức mạnh của trí thông minh nhân tạo và sự phổ biến của các ứng dụng nhắn tin, chatbot đã mở ra các cách tương tác với khách hàng chưa từng có trong tiền lệ, giúp các ngân hàng đơn giản hóa toàn diện trải nghiệm người dùng.

Tầm quan trọng và lợi ích của chatbot trong ngân hàng

AI Chatbot giúp các ngân hàng giải quyết nhiều vấn đề như: chăm sóc khách hàng, thu thập dữ liệu người dùng từ các thông tin khách hàng chia sẻ. Từ đó, ngân hàng có thể cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá đến từng khách hàng. Để làm được điều đó, các ngân hàng phải sử dụng Chatbot không những hiểu những gì người dùng đang cố gắng nói, mà còn phải hiểu bối cảnh của cuộc trò chuyện.

Nếu Chatbot không cung cấp được cho khách hàng những thông tin hướng dẫn chi tiết, có giá trị và kịp thời, nó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng nên dự đoán trước những nhu cầu của khách hàng, để mang đến những câu trả lời thực sự thiết thực cho mỗi khách hàng.

chatbot trong ngân hàng
Ngân hàng sử dụng chatbot để đơn giản hóa toàn diện trải nghiệm khách hàng

>>> XEM NGAY: Cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện

Các ứng dụng của chatbot trong ngân hàng

Ứng dụng chatbot trong ngân hàng có thể mang lại những sự thay đổi lớn trong trải nghiệm của khách hàng và đáp ứng được kỳ vọng của họ.

  • DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CÁ NHÂN

Đã không còn những ngày khách hàng phải xếp hàng dài tại ngân hàng và điền vào vô số giấy tờ để sử dụng dịch vụ nữa.

Ứng dụng chatbot trong ngân hàng thực sự nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản hoặc yêu cầu biên lai giao dịch bằng cách dùng một giao diện đơn giản với sự trợ giúp của chatbot.

Để thực hiện các hoạt động liên quan đến tài khoản, một mã nhận dạng duy nhất sẽ được cung cấp cho khách hàng để họ có thể truy cập dữ liệu tài khoản. Bằng các cách xác thực đơn giản này, việc chuyển tiền vào ngân hàng hoặc chuyển tiền liên ngân hàng hoặc cho bên thứ ba cũng tiết kiệm thời gian hơn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho các nhân viên ngân hàng.

Khách hàng cũng có thể xem nhanh thu nhập và chi tiêu của họ từ dữ liệu khách hàng trước đó và đồ thị sẽ hiển thị số tiền họ được dự đoán sẽ chi tiêu trong những tháng tới.

  • HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 24/7

Chìa khóa của một doanh nghiệp phát triển nằm ở việc liệu khách hàng có hài lòng với những hỗ trợ cá nhân hay không. Không có sự hài lòng của khách hàng, không tổ chức nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường. Ngành ngân hàng cũng tương tự, họ cần hỗ trợ khách hàng 24/7.

Chatbot sẽ giúp giải quyết các câu hỏi, đưa ra các tùy chọn để cập nhật thông tin khách hàng, cung cấp thông tin về các chương trình và dịch vụ mới 24/24. Chatbot đảm bảo rằng các truy vấn của khách hàng được giải quyết trong thời gian ngắn nhất và mục tiêu không bao giờ mang lại cho khách hàng cảm giác đang tương tác với một cái máy.

>>> XEM THÊM: Ứng dụng Callbot ngành ngân hàng – Tiềm năng công nghệ 2024

  • PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG

Tất cả các chi nhánh ngân hàng sẽ phân tích tỷ lệ sử dụng cá nhân trên các sơ đồ có sẵn và nhận phản hồi từ mỗi khách hàng. Dựa trên phản hồi tổng thể, ban lãnh đạo có thể xem xét thêm việc tinh chỉnh các kế hoạch hiện có hoặc thực hiện các kế hoạch mới.

Các mạng cộng tác kỹ thuật số như mạng nội bộ tạo thành khối xây dựng cơ bản để thu thập thông tin chi tiết có ý nghĩa nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất và có được bộ máy làm việc trơn tru. Một chatbot như vậy trên mạng nội bộ có thể giúp nhân viên truy cập thông tin chỉ trong một cuộc hội thoại ngắn.

Chatbot trong ngân hàng dựa trên mạng nội bộ có thể giúp nhân viên giao tiếp tốt hơn để có thể thu thập thông tin chi tiết từ các ngành khác nhau và giúp ban điều hành thực hiện các chính sách mới. Do đó, nó mang lại kết quả win-win cho nhân viên khi họ có được những hiểu biết có ý nghĩa và cho cả ngân hàng trong việc có được năng suất cao.

 “Đến năm 2022, ước tính 40% nhân viên khách hàng và nhân viên chính phủ sẽ tham vấn agent ảo hằng ngày để giúp họ đưa ra quyết định hoặc hỗ trợ họ”.

chatbot trong ngân hàng
Chatbot trong ngân hàng dựa trên mạng nội bộ để giúp nhân viên thu thập thông tin chi tiết về các ngành khác nhau
  • MARKETING ĐƯỢC CÁ NHÂN HOÁ

Ngành ngân hàng có rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình. Nhưng, không phải tất cả khách hàng đều chú ý đến tất cả dịch vụ đó.

Chatbot trong ngân hàng có thể cung cấp phiếu mua hàng cho khách hàng dựa trên dữ liệu hồ sơ hoặc các sự kiện quan trọng trong cuộc đời họ. Các sản phẩm và dịch vụ được gợi ý cho khách hàng vào đúng thời điểm qua các ứng dụng nhắn tin ưa thích có thể làm tăng doanh thu mạnh mẽ. Nhờ đó, các ngân hàng có thể đạt được giá trị thị trường cao hơn mà không làm phiền khách hàng.

  • NHÂN VIÊN TỰ PHỤC VỤ

Một nhân viên phải đăng nhập vào HRMS để yêu cầu cập nhật thông tin chi tiết của mình, truy cập hồ sơ cá nhân, xem chi tiết biên chế hoặc liên lạc với các nhân viên phòng Nhân sự. Nếu quá trình này được thực hiện bằng chatbot trong ngân hàng, nhân viên có thể truy cập để xem chi tiết cá nhân, chi tiết biên chế, cập nhật chi tiết liên lạc, xem lại bảng chấm công, yêu cầu thanh toán thêm giờ, xem lịch sử bồi thường và gửi phiếu bồi hoàn mà không có sự can thiệp của con người.

Nhân viên có thể trò chuyện với chatbot và nhờ chatbot thay mặt họ đề xuất các yêu cầu lên cấp trên để họ có thể sử dụng giờ làm việc tốt hơn và năng suất hơn. Cổng thông tin tự phục vụ của nhân viên có thể được vận hành trên mạng nội bộ hoặc qua dịch vụ web.

>>> ĐỌC NGAY: 5 lưu ý về giao diện chatbot khi thiết lập

Lợi ích của chatbot trong ngân hàng

  • Chatbot là công cụ hỗ trợ dịch vụ khách hàng 24/7 có thể hoạt động mà không có bất kỳ can thiệp nào từ con người.
  • Giúp tự động hóa quy trình chống gian lận và chống trích xuất thông tin quan trọng từ những người dùng ngân hàng có khả năng bị xâm phạm quyền cá nhân.
  • Đẩy nội dung có liên quan đến người dùng cuối và phân tích mức độ tương tác của người dùng.
  • Là giải pháp cá nhân hóa hàng đầu cho một tổ chức và tạo thu nhập gia tăng.
  • Nhất quán thương hiệu của bạn hơn với một giọng nói, một tin nhắn, một âm điệu cho mọi khách hàng.
  • Chạy trơn tru trong thời gian cao điểm, tốc độ phản hồi sẽ vẫn ổn định, mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

Những ngân hàng lớn đang sử dụng chatbot để tăng doanh thu

NGÂN HÀNG MỸ (BANK OF AMERICA)

Là một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, Bank of America (BoA) đang đi theo làn sóng áp dụng các AI chatbot trong lĩnh vực tài chính. Một năm trước, ngân hàng này đã giới thiệu Erica, một chatbot giao tiếp bằng giọng nói và văn bản với khách hàng.

Erica được ca ngợi như là một trợ lý ảo tiên tiến giúp khách hàng đưa ra quyết định thông minh hơn. Chatbot trong ngân hàng này đã giúp gửi thông báo, đề xuất ý tưởng về cách khách hàng có thể tiết kiệm tiền, cung cấp báo cáo về điểm số FICO của họ và khuyến khích thanh toán hóa đơn trong ứng dụng trên điện thoại.

JPMORGAN CHASE

Mặc dù chatbot thường được sử dụng để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, JPMorgan, ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ lại sử dụng các bot để sắp xếp các hoạt động văn phòng. Gần đây họ đã ra mắt COIN, một bot có thể phân tích các hợp đồng pháp luật phức tạp nhanh hơn và thành thạo hơn các luật sư. Kể từ khi ra mắt cách đây một năm, bot đã giúp JPMorgan tiết kiệm hơn 360.000 giờ lao động.

Chatbot trong ngân hàng này sử dụng công nghệ để phân tích cú pháp tin nhắn cho nhân viên, cho phép truy cập vào các hệ thống phần mềm và xử lý các yêu cầu cơ bản về CNTT như đặt lại mật khẩu. Sau đó, ngân hàng dự định sẽ tiếp tục sử dụng bot để tìm nguồn thu nhập mới, giảm chi phí và giảm rủi ro.

CAPITAL ONE

Capital One có Eno, một chatbot hỗ trợ khách hàng xử lý tiền qua điện thoại di động. Khách hàng có thể nhận thông tin từ chatbot về số dư tài khoản, lịch sử giao dịch và hạn mức tín dụng của họ dưới dạng tin nhắn. Chatbot này thậm chí có thể cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng của họ ngay tức thì.

Eno là bot thứ hai trong số các trợ lý ảo của Capital One sau khi tổ chức này ra mắt Amazon Alexa cách đây một năm. Alexa là một trợ lý ảo chấp nhận đầu vào dưới dạng lệnh thoại. Bot này cho phép khách hàng Capital One biết về các khoản thanh toán sắp tới, kiểm tra số dư tài khoản và thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng bằng giọng nói. Khách hàng thậm chí có thể biết lịch sử giao dịch, để họ có thể quản lý chi tiêu tốt hơn trong tương lai.

>>> XEM THÊM: TOP 7 ứng dụng AI trong tài chính – ngân hàng nổi bật nhất

Chatbot trong ngân hàng thực hiện các công việc gì?

  • Dịch vụ khách hàng: Các ngân hàng đều hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng là chìa khoá cho lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khi sử dụng Chatbot cho dịch vụ chăm sóc khách hàng, Chatbot hoạt động như một công cụ tự động hoá, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí phục vụ khách hàng. Khách hàng không cần gọi điện và chờ đợi để nhận được sự tư vấn từ nhân viên hay tìm kiếm thông tin các chương trình trên website của ngân hàng nữa. Tất cả điều này đều có thể được tự động hoá nhanh chóng.

Ngân hàng sẽ thiết lập sẵn các kịch bản chatbot để có thể trả lời những câu hỏi từ khách hàng và giải quyết vấn đề 24/7. Với quyền truy cập vào hệ thống dữ liệu chung của ngân hàng, Chatbot có thể ngay lập tức hiển thị đúng nội dung và cung cấp câu trả lời phù hợp cho khách hàng chỉ trong vài giây. Các khách hàng có thể sử dụng Chatbot để kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm, xem bảng sao kê và hỏi lời khuyên về các gói tiết kiệm có lợi cho người dùng môt cách nhanh chóng. Nếu không thể trả lời, nó sẽ chuyển tiếp yêu cầu đến tư vấn viên trực tiếp để trợ giúp khách hàng.

  • Thu thập dữ liệu khách hàng: Chatbot ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nó có thể thu hút khách hàng tiềm năng bất cứ lúc nào. Chatbot được thiết lập để thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng cho CRM của ngân hàng, giúp ngân hàng lựa chọn những khách hàng tiềm năng, chất lượng. Sau đó, tìm hiểu sở thích, nhu cầu của khách hàng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần.
  • Tư vấn tài chính cá nhân: Chatbot tích hợp Trí tuệ nhân tạo có khả năng tổng hợp thông tin, thói quen chi tiêu của khách hàng bằng cách theo dõi và phân tích các giao dịch thẻ. Dựa trên dữ liệu này, ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch tư vấn kiểm soát tài chính cho khách hàng bằng cách thông báo số dư, nhắc nhở hoá đơn, đề xuất gói tiết kiệm, cập nhật chỉ số tài chính… Đây có thể là một dịch vụ gia tăng giá trị quan trọng, giúp các ngân hàng khác biệt với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Chatbot cũng được đào tạo để tự động trả lời những câu hỏi về cho vay, cung cấp hướng dẫn các ứng dụng vay vốn, gửi lời nhắc thanh toán và thu tiền lãi hàng tháng cho khách hàng.

Chatbot

  • Ngăn chặn và phát hiện gian lận tài chính: Bảo mật và ngăn chặn gian lận là một hoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng, giúp đảm bảo niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp. Một Chatbot ngân hàng được lập trình để theo dõi và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo về hoạt động gian lận. Nó có thể thông báo cho khách hàng bị ảnh hưởng trong thời gian thực, thông qua ứng dụng nhắn tin của ngân hàng. Hệ thống phản ứng tức thời cung cấp cho khách hàng tuỳ chọn nhằm xác minh giao dịch đáng ngờ, sau đó tư vấn các bước tiếp theo để giải quyết vấn đề cho khách hàng.
  • Cross-selling (bán chéo sản phẩm): Chatbot có thể cung cấp các ưu đãi, sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá cho từng nhóm khách hàng, dựa trên hồ sơ các dữ liệu mà Chatbot đã phân tích và tổng hợp được. Các ưu đãi sẽ được phân phối vào đúng thời điểm, thông qua ứng dụng tin nhắn mà khách hàng sử dụng nhiều nhất. Điều này có thể làm cho tỉ lệ chuyển đổi tăng đáng kể.

Chatbot ngân hàng cần có những tính năng gì?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Chatbot. Có những Chatbot đơn giản, chỉ thực hiện được một số lệnh nhất định. Nó được cài đặt để trả lời các câu hỏi thông dụng nhất của khách hàng. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, một Chatbot chỉ có tính năng như vậy là chưa đủ. Chatbot trong lĩnh vực ngân hàng phải thông minh hơn, có khả năng tuỳ chỉnh cao theo từng trường hợp cụ thể. Những tính năng tối thiểu mà Chatbot ngân hàng cần có như:

  • Tích hợp AI: Với những cải tiến không ngừng về hệ thống xử lí ngôn ngữ tự nhiên và Học máy (Machine Learning), các Chatbot sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn theo giời gian, với những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể, nó có thể giải quyết đa dạng các vấn đề của khách hàng, tạo ra sự kết nối chuyên nghiệp và gần gũi với khách hàng.

Chatbot hoạt động như một công cụ hỗ trợ để phát hiện và dự đoán nhu cầu của khách hàng, cho phép Chatbot hỗ trợ ngay lập tức, cung cấp lời khuyên kịp thời cho khách hàng dựa trên những phân tích về nhu cầu đó. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng, giúp xây dựng sự khác biệt thương hiệu, lòng trung thành và giữ chân khách hàng.

  • Tích hợp với hệ thống hồ sơ doanh nghiệp: Nền tảng Chatbot phải đảm bảo tích hợp liền mạch với hệ thống nội bộ ngân hàng (CRM, ERP), phầm mềm thanh toán, phầm mềm hỗ trợ khách hàng… để ngay lập tức lấy đúng dữ liệu, sửa đổi hoặc nhập thông tin bổ sung. Đây là một trong những công dụng ưu việt của Chatbot tích hợp AI, giúp tiết kiệm thời gian cho cả nhân viên ngân hàng và khách hàng.
  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng nhắn tin: Tương tác với khách hàng thông qua kênh tin nhắn mà khách hàng sử dụng giúp tăng sự tương tác của khách hàng với thương hiệu. Nhiều ngân hàng đã mở rộng dịch vụ, tích hợp Chatbot trên các giao diện trò chuyện phổ biến mà khách hàng ưa thích như Zalo, Viber, Facebook Messenger, Livechat trên website… Khi chăm sóc khách hàng, Chatbot có khả năng trả lời câu hỏi của khách hàng trên nhiều kênh truyền thông, mà không cần đăng nhập vào website hay app điện thoại, mang đến sự nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng.

Nhờ có sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo AI, ngành tài chính ngân hàng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chatbot đã giúp các ngân hàng trên khắp thế giới thực hiện hàng tỷ cuộc trò chuyện, hỗ trợ tư vấn khách hàng trực tuyến, bất kể thời gian, địa điểm, giúp việc kết nối doanh nghiệp với khách hàng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Chatbot

Không giống như các phương thức ngân hàng truyền thống, chatbot có thể mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn và nhanh hơn, cung cấp dịch vụ khách hàng thông minh 24/7. Chatbot giúp tinh giản các hoạt động, tự động hóa hỗ trợ khách hàng, và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thuận tiện và thú vị hơn. Hy vọng bài viết trên của FPT.AI đã giúp bạn hiểu hơn về chatbot trong ngân hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để thiết lập chatbot tối giản, tích hợp dễ dàng và có khả năng tương tác đa kênh cho doanh nghiệp của bạn!

———————————————————————————

? Trải nghiệm các sản phẩm khác của #FPT_AI tại: https://fpt.ai/vi

? Địa chỉ: Tầng 7, tháp FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

☎ Hotline: 0911 886 353

? Email: support@fpt.ai

>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

Đánh giá
Bài viết liên quan

Cập nhật mọi tin tức mới nhất về công nghệ AI

Đăng ký nhận bản tin của FPT.AI để được phủ sóng mọi xu hướng công nghệ, câu chuyện thành công và phân tích của chuyên gia.