Các ngân hàng Việt Nam đang đẩy mạnh số hóa, với 100% ngân hàng thương mại đã triển khai Core Banking và mức độ tự động hóa giao dịch đạt 90,6%. Nhiều ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào Callbot để tự động hóa các tác vụ đơn giản, giải phóng nguồn lực và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Cùng FPT.AI tìm hiểu chi tiết 8 lợi ích của việc ứng dụng Callbot ngành ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Tiềm năng và xu hướng ứng dụng Callbot ngành ngân hàng
Theo một báo cáo của Juniper Research, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chatbot trong ngân hàng dự kiến sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 7,3 tỷ USD vào năm 2023, nhờ vào việc giảm tải số lượng yêu cầu khách hàng mà nhân viên phải xử lý. Tại Việt Nam, nơi có tốc độ ứng dụng ngân hàng số nhanh nhất khu vực theo McKinsey, các ngân hàng đầu tư mạnh tay hơn cho AI sau khi Quyết định số 810/QĐ-NHNN được Thống đốc NHNN vào ngày 11/5/2021.
Đến quý II/2023, 80 ngân hàng đã cung cấp Internet Banking, 50 ngân hàng có Mobile Banking, và 57% sẵn sàng về công nghệ cho số hóa. Thậm chí, các ngân hàng lớn sẵn sàng chi đến 20-30% tổng chi phí cho chuyển đổi số, ước tính khoảng 15.000 tỉ đồng/năm.
Các số liệu thực tế này minh chứng cho thấy ứng dụng Callbot ngành ngân hàng không chỉ là một xu thế nhất thời. Nếu được sử dụng để phân loại khách hàng và mở rộng hệ sinh thái số, công nghệ này chính là yếu tố cần thiết để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong ngành Tài chính – Ngân hàng.
>>> XEM NGAY: So sánh Callbot và Chatbot: Đâu là giải pháp toàn diện hơn?
8 lợi ích khi ứng dụng Callbot ngành ngân hàng
Nhờ khả năng tự động xử lý các tác vụ cơ bản như tư vấn, hỗ trợ, và giải đáp thông tin 4/7, Callbot đã tạo ra bước ngoặt lớn cho các ngân hàng trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của việc ứng dụng Callbot ngành ngân hàng:
Tư vấn, chăm sóc khách hàng 24/7
Callbot giúp các ngân hàng cung cấp dịch vụ liên tục, không gián đoạn, cho phép khách hàng nhận được thông tin và hỗ trợ bất kể thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khách hàng ngày càng mong muốn sự tiện lợi và nhanh chóng, giúp ngân hàng cải thiện chất lượng dịch vụ mà không phải tăng cường đội ngũ nhân sự.
Về mặt chi phí, Callbot giúp ngân hàng tiết kiệm đáng kể khi không cần phụ thuộc vào nhân viên trực tổng đài. Theo một báo cáo từ IBM, việc sử dụng AI như Callbot có thể giúp giảm tới 30% chi phí vận hành liên quan đến dịch vụ khách hàng, đồng thời tăng tỷ lệ xử lý thành công các cuộc gọi tới 90%.
>>> XEM NGAY: Chatbot Và Voicebot: Lực Lượng Lao động Thời Kĩ Thuật Số – FPT AI
Tự động hóa các nghiệp vụ ngân hàng
Ứng dụng Callbot ngành ngân hàng còn tự động hóa nhiều nghiệp vụ quan trọng. Chẳng hạn, thay vì phải gọi điện hoặc gửi email thủ công, Callbot có thể giúp nhân viên ngân hàng giảm 50% số cuộc gọi nhắc nợ nhờ khả năng tự động gửi thông báo dư nợ cho khách hàng theo định kỳ. Khách hàng cũng có thể sử dụng Callbot để tra cứu thông tin tài khoản như số dư, lịch sử giao dịch,… mà không cần gặp gỡ nhân viên, giảm thời gian chờ đợi và tăng cường khả năng ra quyết định.
Từ năm 2020, FPT Smart Cloud đã triển khai giải pháp chatbot T’aio cho ngân hàng TPBank để tự động hóa việc chăm sóc khách hàng 24/7/365 ngày trên các kênh như Livechat Website và Fanpage.
Ngân hàng cũng tích hợp công nghệ AI Voice Banking vào tính năng VoicePay. Ứng dụng công nghệ Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Chatbot T’aio có thể nhận diện giọng nói và hiểu ý định của người dùng và thực hiện chính xác các lệnh giao dịch bằng giọng nói, bao gồm các thông tin như loại giao dịch, người thụ hưởng, số tiền,…. Nhờ đó, khách hàng của TPBank có thể thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, nạp tiền, khóa/mở thẻ mà không cần chạm tay.
>>> TÌM HIỂU: Đột phá hiệu quả tư vấn bán hàng với Trợ lý ảo AI tư vấn thế hệ mới
Cải thiện trải nghiệm, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng
Ứng dụng Callbot ngành ngân hàng giúp tối ưu hóa quy trình giao tiếp với khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng cường hiệu quả tương tác. Một báo cáo từ Zendesk cho thấy rằng, 61% khách hàng sẽ không quay lại với một công ty nếu họ gặp phải trải nghiệm tồi tệ trong quá trình giao tiếp. Thông qua việc tự động hóa các câu hỏi thường gặp và cung cấp thông tin tức thì, Callbot giúp giảm thiểu các tình huống khó chịu cho khách hàng và từ đó cải thiện mức độ hài lòng của họ.
Thu hút, chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
Callbot có khả năng tạo ra những cuộc trò chuyện tự nhiên với khách hàng, từ đó thu thập thông tin giá trị qua việc đặt câu hỏi một cách linh hoạt. Nhờ vào công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Callbot có thể phân tích và hiểu được nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Theo một nghiên cứu của Accenture, 80% khách hàng cho biết họ sẽ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự nếu nhận được dịch vụ cá nhân hóa.
>>> ĐỌC THÊM: NLP là gì? Ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong tiếng Việt
Số hóa hành trình khách hàng
Việc số hóa kênh giao tiếp truyền thống, như cuộc gọi điện thoại, đang trở thành một xu hướng thiết yếu trong ngành ngân hàng. Callbot không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ mà còn có khả năng thu thập và phân tích thông tin cảm xúc từ cuộc trò chuyện. Điều này cho phép ngân hàng hiểu rõ hơn về tâm tư và nhu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Vietcombank đã hợp tác với FPT.AI để triển khai ứng dụng Callbot ngành ngân hàng VCB Digibot để tự động hóa các cuộc gọi, giúp khách hàng nhanh chóng nhận được thông tin và hỗ trợ cần thiết. Sau 6 tháng triển khai, VCB Digibot đã xử lý 88,5% yêu cầu của khách hàng, trong đó chỉ có 11,5% trường hợp cần đến sự hỗ trợ từ nhân viên tư vấn. Với gần 2 triệu yêu cầu được giải quyết thành công, trợ lý ảo này đã giúp Vietcombank số hóa hành trình khách hàng và nâng cao trải nghiệm người dùng.
>>> TÌM HIỂU: Tính Năng Mới Của Trợ Lý ảo Tổng đài FPT AI Engage
Giảm chi phí
Theo nghiên cứu của McKinsey, việc sử dụng công nghệ tự động hóa như Callbot có thể giảm tới 30% chi phí nhân viên cho các hoạt động hỗ trợ khách hàng. Nhờ vào khả năng phục vụ 24/7, Callbot có thể xử lý hàng nghìn cuộc gọi trong cùng một thời gian, giúp ngân hàng phục vụ nhiều khách hàng mà không cần tăng thêm nhân lực, rút ngắn thời gian xử lý các yêu cầu của khách hàng và thời gian giao dịch lên tới 70%.
Tại Việt Nam, SeABank là một trong những ngân hàng tiên phong hợp tác với FPT.AI để tích hợp Trợ lý giọng nói (voicebot) vào tổng đài chăm sóc khách hàng. Trợ lý ảo này có khả năng tự động thực hiện hàng triệu cuộc gọi nhắc nhở lịch thanh toán và gia hạn sổ tiết kiệm. Sau khi triển khai, Trợ lý ảo đã xử lý hơn 300.000 cuộc gọi mỗi tháng, nâng cao năng suất gấp 40 lần, với 80% khách hàng hài lòng. Nhờ đó, SeABank đã tiết kiệm khoảng 17 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí vận hành và viễn thông.
>>> XEM THÊM: AI Telesale giảm áp lực tại Tổng đài chăm sóc khách hàng
Giảm thiểu rủi ro rò rỉ dữ liệu
Ponemon Institute chỉ ra rằng 90% tổ chức tài chính phải chịu phạt nếu không thể tuân thủ đầy đủ các quy định bảo mật. Tuy nhiên, ứng dụng Callbot ngành ngân hàng có khả năng giảm 30% nguy cơ bị phạt do được thiết kế với các tiêu chuẩn bảo mật cao, giúp quản lý và bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, Callbot có khả năng mã hóa và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, đồng thời tuân thủ các quy định bảo mật như GDPR và PCI DSS.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Làm chủ tương lai với Trợ lý ảo tổng đài AI
Ứng dụng Callbot ngành ngân hàng đang mở ra một tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và tối ưu hóa quy trình hoạt động. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các ngân hàng có thể kỳ vọng vào một tương lai nơi việc tương tác giữa con người và máy móc trở nên liền mạch và hiệu quả hơn bao giờ hết. Hy vọng những chia sẻ trên về 8 lợi ích của ứng dụng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ về tầm quan trọng của Callbot trong tương lai đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm của FPT.AI qua thông tin liên hệ:
Hotline: 1900 638399
Gmail: [email protected]
>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
- Call center là gì? Ưu điểm và 10 chỉ số đo lường hiệu suất
- Generative AI là gì? Xu hướng công nghệ AI tạo sinh 2024
- ChatGPT là gì? Cách tạo tài khoản Chat GPT free