Chuyển đến phần nội dung
center-gradient-cover-bg
right-gradient-cover-bg
background gradient desk
Bài viết

Computer Vision là gì? Bật mí sức mạnh của thị giác máy tính

Tháng Mười Hai 13, 2024

Chia sẻ với:

Mỗi ngày, lượng dữ liệu hình ảnh và video từ các nguồn như điện thoại thông minh, camera giám sát, máy quét y khoa và các thiết bị IoT gia tăng một cách chóng mặt. Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác thông tin theo cách thủ công truyền thống, đảm bảo độ chính xác và tốc độ xử lý cao dường như là một điều bất khả thi.

Trong bài viết này, FPT.AI sẽ cũng bạn khám phá Thị giác máy tính (Computer Vision) – một giải pháp công nghệ có khả tự động hóa quá trình phân tích hình ảnh, giúp máy tính “nhìn” và “hiểu” thế giới trực quan như con người.

>>>> XEM THÊM: Generative AI là gì? Xu hướng công nghệ AI tạo sinh 2024

Những ứng dụng của Thị giác máy tính

Computer Vision, với khả năng phân tích và hiểu hình ảnh, đã trở thành nền tảng của nhiều ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Các ứng dụng nổi bật của Thị giác máy tính bao gồm:

  • Tìm kiếm và tổ chức hình ảnh thông minh:

Google Photos sử dụng Computer Vision để cho phép người dùng tìm kiếm đối tượng hoặc cảnh vật trong thư viện ảnh bằng các từ khóa đơn giản như “chó” hay “hoàng hôn”. Nhờ mạng nơ-ron tích chập (CNN), Google Photos có thể phân tích nội dung hình ảnh và nhận diện các đối tượng, cung cấp khả năng tổ chức thông minh mà không cần gắn thẻ thủ công.

  • Nâng cao chất lượng hình ảnh:

Thay vì các kỹ thuật nội suy truyền thống, Lightroom phát hiện các đối tượng trong hình ảnh và làm sắc nét các đặc trưng quan trọng sau khi được phóng to. Điều này giúp giữ lại độ chi tiết, mang lại hình ảnh sắc nét hơn, đặc biệt hữu ích trong lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

thị giác máy tính
Adobe Lightroom CC sử dụng Machine Learning kết hợp với Computer Vision để cải thiện chi tiết hình ảnh khi phóng to
  • Dịch thuật thời gian thực với hình ảnh:

Google Dịch tích hợp Computer Vision để cung cấp dịch vụ dịch thuật thời gian thực. Người dùng chỉ cần hướng camera điện thoại vào một biển báo hoặc văn bản bằng ngôn ngữ nước ngoài, hệ thống sẽ trích xuất nội dung thông qua Công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) và dịch nó sang ngôn ngữ mong muốn gần như ngay lập tức. Điều này đặc biệt hữu ích khi du lịch hoặc làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ.

  • Xe tự hành và nhận diện môi trường:

Computer Vision là công nghệ cốt lõi trong các phương tiện tự hành như xe Tesla. Thông qua việc phân tích dữ liệu hình ảnh từ camera và cảm biến, hệ thống nhận diện các yếu tố như biển báo giao thông, làn đường, người đi bộ và phương tiện khác, giúp xe tự lái đưa ra quyết định chính xác trong thời gian thực. Các hệ thống bán tự hành cũng sử dụng Computer Vision để giám sát người lái, phát hiện dấu hiệu mệt mỏi hoặc phân tâm nhằm tăng cường an toàn.

computer vision
Computer Vision cũng được ứng dụng trong ô tô tự lái của Tesla
  • Nông nghiệp thông minh:

Computer Vision đã cải tiến ngành nông nghiệp thông qua việc phân tích hình ảnh vệ tinh và UAV (drone). Công nghệ này được sử dụng để giám sát tình trạng cây trồng, phát hiện bệnh, đo độ ẩm đất và dự đoán năng suất. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn giúp tối ưu hóa chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm.

  • Y tế và chăm sóc sức khỏe:

Trong lĩnh vực y tế, Computer Vision được ứng dụng rộng rãi để phân tích hình ảnh chụp X-quang, MRI và CT scan. Các thuật toán học sâu hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý như ung thư, khối u hoặc bất thường trong cấu trúc cơ thể. Ví dụ, các hệ thống phân tích hình ảnh có thể phát hiện khối u từ ảnh chụp da hoặc triệu chứng từ ảnh MRI với độ chính xác cao, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

  • Nhận diện khuôn mặt và bảo mật:

Apple Face ID và Facebook sử dụng Computer Vision để nhận diện khuôn mặt. Công nghệ này không chỉ giúp mở khóa thiết bị mà còn được sử dụng để xác minh danh tính tại các sân bay, cửa khẩu hoặc cây ATM. Tại Trung Quốc, thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt đã trở thành xu hướng, loại bỏ nhu cầu sử dụng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.

>>> XEM THÊM: Deepfake là gì? Cách nhận diện và phòng chống các thủ đoạn lừa đảo tinh vi bằng công nghệ Deepfake

  • Số hóa tài liệu với công nghệ OCR:

Công nghệ là một ứng dụng quan trọng của Computer Vision, được sử dụng để số hóa tài liệu như hợp đồng, hóa đơn và giấy tờ tùy thân. FPT.AI đã phát triển giải pháp FPT AI Read, cho phép số hóa tài liệu từ file ảnh chụp, PDF thành file mềm như Word với độ chính xác lên tới 98%. Hệ thống hỗ trợ nhận diện và trích xuất thông tin từ hơn 30 loại giấy tờ khác nhau như CMND, CCCD, hộ chiếu, bằng lái xe, giấy đăng ký xe, hóa đơn và các chứng từ bảo hiểm.

Ngoài việc trích xuất thông tin từ văn bản có sẵn, FPT AI Read còn cho phép người dùng tự xây dựng mô hình trích xuất thông minh theo các định dạng văn bản tùy biến như hợp đồng, chứng từ, thẻ khách hàng… Điều này đáp ứng đa dạng nhu cầu số hóa tài liệu của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí vận hành.

computer vision
FPT AI Read là giải pháp ứng dụng công nghệ thị giác máy tính của FPT.AI
  • Giám định bảo hiểm (Insurance Assessment):

FPT.AI Car Damage là giải pháp ứng dụng công nghệ Computer Vision kết hợp học sâu (Deep Learning) để hỗ trợ các công ty bảo hiểm giám định tài sản hư hỏng, đặc biệt là ô tô, một cách nhanh chóng và chính xác. Khách hàng chỉ cần chụp ảnh tổn thương của xe và tải lên hệ thống. FPT.AI Car Damage sẽ nhận diện các loại thương tổn như vỡ, móp, xước, đồng thời đánh giá mức độ thiệt hại (nhẹ, vừa, nặng) tại 12 vị trí thường gặp như mui xe, đèn trước, đèn sau, gương, đuôi xe, bánh xe và gầm xe.

Giải pháp giúp giảm 50% thời gian xử lý bồi thường nhờ nhanh chóng đưa ra báo giá cho các hư hại dễ đánh giá. FPT.AI Car Damage còn có tính năng phát hiện các hành vi gian lận, phân biệt rõ giữa tai nạn thật và giả để giảm thiểu sai sót trong quy trình bồi thường và nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm.

computer vision
FPT.AI Car Damage là giải pháp ứng dụng công nghệ Computer Vision kết hợp học sâu của FPT.AI
  • Xác minh danh tính, gửi và rút tiền tại các cây ATM:

FPT AI eKYC là giải pháp ứng dụng công nghệ Computer Vision, công nghệ nhận diện khuôn, Facematch AILiveness Detection để định danh khách hàng trực tuyến. Hệ thống cho phép đối chiếu ảnh selfie với giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD hoặc hộ chiếu, xác minh danh tính và ngăn chặn gian lận, giảm hơn 90% khối lượng xác minh thủ công đồng thời cải thiện trải nghiệm khách hàng khi cho phép họ mở tài khoản ngay tại nhà một cách nhanh chóng và bảo mật.

FPT AI eKYC còn được tích hợp tại các cây ATM thông minh, , cho phép quét khuôn mặt, đối chiếu dữ liệu sinh trắc học và phát hiện giả mạo như ảnh tĩnh hay video giả. Nếu quá trình xác minh thành công, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, gửi tiền hoặc kiểm tra số dư mà không cần dùng thẻ vật lý hay mã PIN.

FPT AI eKYC giúp ngân hàng giảm rủi ro gian lận, tối ưu vận hành và mang lại trải nghiệm dịch vụ liền mạch, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong kỷ nguyên số.

computer vision
FPT AI eKYC giúp ngân hàng giảm rủi ro gian lận, tối ưu vận hành

Thách thức và hạn chế khi triển khai Computer Vision

Các hạn chế chính của Thị giác máy tính bao gồm:

  • Hiểu ngữ cảnh và mối quan hệ trong hình ảnh: Computer Vision chỉ đối chiếu mẫu pixel mà không thực sự “hiểu” nội dung của hình ảnh, không thể xác định sự khác biệt giữa tuyên truyền cực đoan và tài liệu nghiên cứu vì thiếu kiến thức chung và khả năng nhận thức ngữ cảnh.
  • Hạn chế trong việc xử lý hình ảnh phức tạp: Các hình ảnh có nền phức tạp hoặc các đối tượng tương tự nhau về kích thước và hình dạng gây khó khăn cho Thị giác máy tính. Hệ thống có thể nhầm lẫn giữa các đối tượng hoặc bỏ sót thông tin quan trọng.
  • Nhiễu và yếu tố môi trường: Ánh sáng yếu, vật thể bị che khuất, hoặc các yếu tố từ môi trường có thể làm giảm đáng kể độ chính xác của Computer Vision.
  • Nguy cơ bị lừa dối bởi hình ảnh giả: Công nghệ này dễ bị đánh lừa bởi hình ảnh hoặc video giả mạo, chưa thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lĩnh vực như an ninh và tài chính.
  • Phụ thuộc vào trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI): Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ khi đạt được trí thông minh nhân tạo tổng quát (AGI), Computer Vision mới thực sự giải quyết được các vấn đề như hiểu biết ngữ cảnh, nhận thức tình huống và xử lý tình huống mới. Nhà khoa học Melanie Mitchell nhận định, “Thị giác máy tính vẫn bị giới hạn về kỹ năng ngôn ngữ hoặc xử lý những kiến thức chung, trừu tượng. “
computer vision
Thách thức khi triển khai Computer Vision

Các thách thức khi triển khai Computer Vision không có nghĩa là chúng ta nên dừng lại việc nghiên cứu. Ngược lại, để vượt qua các hạn chế, Computer Vision cần được tích hợp với các công nghệ tiên tiến khác và phải được trải nghiệm thực tế trong thế giới thực, thay vì chỉ dựa trên các bức ảnh tải về từ web. Điều này sẽ giúp công nghệ này gia tăng sức mạnh, nâng cao tính chính xác để ngày càng thông minh và hữu ích hơn trong các lĩnh vực phức tạp. Hy vọng bài viết của FPT.AI đã mang đến cho bạn các thông tin bổ ích!

———————————-

? Trải nghiệm các sản phẩm khác của #FPT_AI tại: https://fpt.ai/vi

? Địa chỉ: Tầng 7, tháp FPT, số 10 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội// Tầng 3 toà Pijico 186 Điện Biên Phủ, Phường 6 Quận 3, TP. HCM.

☎ Hotline: 1900 638 399

? Email: support@fpt.ai

>>> ĐỪNG BỎ LỠ:

3.7/5 - (3 votes)
Bài viết liên quan

Cập nhật mọi tin tức mới nhất về công nghệ AI

Đăng ký nhận bản tin của FPT.AI để được phủ sóng mọi xu hướng công nghệ, câu chuyện thành công và phân tích của chuyên gia.