Chuyển đến phần nội dung
center-gradient-cover-bg
right-gradient-cover-bg
background gradient desk
Bài viết

Deepfake là gì? Cách nhận dạng và phòng chống lừa đảo bằng Deepfake

Tháng Mười Hai 29, 2024

Chia sẻ với:

Thuật ngữ Deepfake thường được dùng để chỉ các hình ảnh và video giả mạo tinh vi đến mức khó phân biệt thật giả, được sử dụng để lừa đảo hoặc trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Cùng FPT.AI tìm hiểu chi tiết Deepfake là gì, cách thức hoạt động, những ứng dụng, thách thức mà công nghệ này mang lại. Bài viết cũng sẽ trình bày một giải pháp ưu việt giúp doanh nghiệp phát hiện và phòng chống Deepfake hiệu quả.

Deepfake là gì?

Deepfake là thuật ngữ dùng để chỉ các hình ảnh, âm thanh hoặc video giả được chỉnh sửa, tổng hợp hoặc tạo ra từ công nghệ học sâu (Deep Learning), cụ thể là từ các mạng nơ-ron đệ quy (Recurrent Neural Networks – RNN) và các lớp ẩn (Hidden Kayers). Quá trình tạo ra một video Deepfake thường liên quan đến hai thuật toán chính:

Thuật toán đầu tiên được đào tạo để có thể tái tạo một cách chính xác và giống thật nhất có thể so với hình ảnh gốc. Thuật toán thứ hai, ngược lại, có nhiệm vụ phát hiện những hình ảnh giả. Quy trình đối kháng này diễn ra liên tục, giúp Deepfake cải thiện độ chính xác qua thời gian.

Nói một cách dễ hiểu, hãy thử so sánh với cách mà một em bé học hỏi khi thử ăn các vật thể xung quanh mình. Bé sẽ trải qua một quá trình nhận biết, nếm thử đeer nhận ra những đồ vật nào có thể ăn được và những đồ vật nào không. Tương tự, thuật toán trong Deepfake cũng học cách phân biệt hình ảnh thật và hình ảnh giả qua một quá trình đào tạo.

deepfake
Cách thức hoạt động của Deepfake

>>>> XEN THÊM: Công nghệ nhận diện gương mặt trong ngân hàng và 4 ứng dụng thực tiễn

Các ứng dụng của Deepfake là gì?

Công nghệ Deepfake đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến nhất:

  • Giải trí và truyền thông: Một trong những ứng dụng phổ biến của Deepfake là trong ngành giải trí, đặc biệt là điện ảnh và truyền hình. Các nhà làm phim sử dụng Deepfake để tái tạo các cảnh quay hoặc thậm chí là các diễn viên đã qua đời. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tạo ra những cảnh quay sống động, thực tế.
  • Marketing và quảng cáo: Trong marketing, công nghệ Deepfake có thể được dùng để tạo ra các quảng cáo với sự xuất hiện của các nhân vật nổi tiếng mà không cần họ phải tham gia quay phim thực tế. Các video này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
deepfake
Deepfake thường được ứng dụng trong các lĩnh vực Marketing, Giải trí và Truyền thông

Tuy nhiên, Deepfake cũng có thể bị lợi dụng để tạo ra các video giả mạo nhằm mục đích bôi nhọ danh dự của cá nhân, phá hoại chính trị hoặc truyền bá thông tin sai lệch. Cụ thể, các video Deepfake có thể làm giả lời nói của một người, khiến người xem tin rằng họ đang nói những điều mà thực tế họ chưa từng nói.

>>> XEM THÊM: Video KYC gia tăng hàng rào bảo mật cho các giải pháp eKYC

Nguy hiểm và thách thức trong việc phát hiện và phòng chống Deepfake

Dù có nhiều ứng dụng hợp pháp và hữu ích, Deepfake cũng mang đến không ít thách thức lớn. Cụ thể như sau:

  • Mối nguy từ thông tin sai lệch: Với khả năng tạo ra các video giả không thể phân biệt được với thực tế, Deepfake có thể được dùng để phát tán thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, tổ chức hoặc thậm chí là cả quốc gia. Các video giả có thể bị lợi dụng trong các chiến dịch tuyên truyền hoặc thao túng dư luận.
  • Các vấn đề pháp lý: Tạo và phát tán Deepfake có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, đặc biệt là trong các vụ kiện liên quan đến quyền riêng tư, bản quyền và tội phạm mạng. Một số quốc gia đã bắt đầu xem xét các đạo luật để ngăn chặn việc sử dụng Deepfake trong các hoạt động xấu.
  • Độ phức tạp của Deepfake: Các kỹ thuật tạo Deepfake ngày càng tinh vi, khiến việc phân biệt video thật và giả trở nên khó khăn hơn.
  • Hạn chế dữ liệu đào tạo: Các thuật toán phát hiện Deepfake cần một lượng lớn dữ liệu để phân biệt video thật và giả, nhưng sự hạn chế dữ liệu làm giảm hiệu quả mô hình.
  • Dễ bị tấn công: Máy dò Deepfake có thể bị đánh lừa khi dữ liệu đầu vào bị thao túng, dẫn đến kết quả sai như dương tính hoặc âm tính giả, giảm độ chính xác.
  • Thách thức thời gian thực: Phát hiện Deepfake trong thời gian thực đòi hỏi xử lý khối lượng dữ liệu lớn, gây áp lực lên tài nguyên tính toán và phần cứng.
deepfake là gì
Sự khác nhau giữa hình ảnh thật và hình ảnh được tạo ra bởi Deepfake

>>> XEM THÊM: Fraud Detection: Công nghệ phòng chống gian lận giúp eKYC tăng hàng rào bảo mật

Giải pháp ngăn chặn tình trạng dùng Deepfake để qua mặt định danh điện tử

Theo thống kê của Cục An Toàn Thông Tin và Bộ Thông Tin  và Truyền Thông Việt Nam, tình trạng qua mặt định danh điện tử (eKYC) tại Việt Nam đang đáng báo động với hơn 16 triệu trường hợp giả mạo khuôn mặt và 6,8 triệu trường hợp giả mạo giấy tờ. Trong năm 2023, có 15.900 vụ lừa đảo mạng, gây thiệt hại 391,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, với 91% liên quan đến ngân hàng.

Hacker có thể chèn deepfake vào quá trình xác thực danh tính trực tuyến bằng ba cách chính:

  1. Sử dụng phần mềm giả lập, bằng cách chạy máy điện thoại ảo trên máy tính và kết nối với camera ảo, sau đó thay thế ảnh hoặc video xác thực thật bằng dữ liệu deepfake.
  2. Thực hiện tấn công trung gian (Man-in-the-Middle), can thiệp vào quá trình giao tiếp giữa thiết bị và máy chủ, thu giữ dữ liệu truyền đi và thay thế bằng dữ liệu giả mạo chứa ảnh hoặc video deepfake.
  3. Áp dụng chèn phần cứng (Hardware Injection), thay thế camera trong điện thoại bằng bộ chuyển đổi HDMI kết nối máy tính, từ đó kiểm soát hoàn toàn quá trình xác thực.

Để đối phó với các trường hợp giả mạo tinh vi trên, doanh nghiệp có thể cân nhắc FPT AI eKYC. Đây là giải pháp định danh khách hàng điện tử được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như công nghệ nhận dạng khuôn mặt (Face-matching), Xác minh thực thể sống (Liveness detection), Video KYC, Quy trình xác thực dành cho doanh nghiệp (eKYB),…

Vượt qua bài kiểm tra Presentation Attack Detection (PAD) của iBeta, đơn vị kiểm định hàng đầu được công nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) để đạt chứng nhận quốc tế ISO/IEC 30107-3, FPT AI eKYC có thể phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hình thức gian lận định danh điện tử tinh vi như sử dụng hình ảnh tĩnh, video phát lại, vật liệu giả mạo như ảnh in, ngón tay giả hay các công cụ mô phỏng gương mặt.

deepfake
FPT AI eKYC có khả năng ngăn chặn tình trạng dùng Deepfake để qua mặt định danh điện tử

FPT.AI eKYC còn đạt tiêu chuẩn OWASP về bảo mật và chống giả mạo khuôn mặt với hàng rào phòng vệ 2 lớp. Giải pháp có thể giúp doanh nghiệp xác thực khách hàng mọi lúc mọi nơi với độ chính xác lên đến 98% và thời gian xử lý chỉ từ 35-40 giây.

Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ học sâu và trí tuệ nhân tạo, Deepfake có thể sẽ còn tiến xa hơn nữa, khiến cho việc phân biệt giữa thật và giả ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc hiểu rõ về Deepfake và sử dụng các giải pháp tân tiến như FPT AI eKYC là điều cần thiết để người dùng và các tổ chức có thể đối phó và sử dụng công nghệ này một cách có trách nhiệm. Hy vọng, bài viết trên của FPT.AI đã mang đến cho bạn các thông tin bổ ích.

>>> XEM THÊM:

Đánh giá
Bài viết liên quan

Cập nhật mọi tin tức mới nhất về công nghệ AI

Đăng ký nhận bản tin của FPT.AI để được phủ sóng mọi xu hướng công nghệ, câu chuyện thành công và phân tích của chuyên gia.