Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam đang đón những dấu hiệu tăng trưởng tích cực theo đà phục hồi kinh tế chung. Tuy vậy, cạnh tranh lớn, áp lực tối ưu vận hành buộc các doanh nghiệp phải đổi mới bằng việc ứng dụng công nghệ mới. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh, đặc biệt là Generative AI (AI tạo sinh), đang là câu chuyện chung của các chủ doanh nghiệp và các nhà bán lẻ. Cùng FPT.AI tìm hiểu về thực trạng này trong bài viết sau.
Trí tuệ trong kinh doanh là gì?
Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh (AI in business) là việc ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo để tự động hóa, tối ưu hóa và cải thiện các quy trình kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Elon Musk, nhà sáng lập và CEO của SpaceX, Tesla, Inc., một trong những tỷ phú hàng đầu thế giới và một nhà lãnh đạo sáng tạo bậc nhất trong danh sách Forbes 2019, từng chia sẻ rằng: “AI có thể làm bất kỳ công việc nào mà con người làm – nhưng với hiệu suất và chất lượng vượt trội hơn.”
Điều này khiến chúng ta không thể không nhìn nhận lại sức mạnh kỳ diệu của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh. Thực tế, theo khảo sát của IBM (2022), 35% công ty toàn cầu đã ứng dụng AI trong quy trình làm việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng. AI không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hơn và nhanh chóng hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi và phức tạp.
>>> XEM THÊM: 6 giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thời đại số
Tình hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh trên thế giới
Theo khảo sát của Forbes với 600 chủ doanh nghiệp tại Mỹ (những doanh nghiệp đang sử dụng AI hoặc dự định áp dụng trong 6 tháng tới), một số ngành nghề nổi bật trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh bao gồm:
- Chăm sóc khách hàng (56%): Các chatbot, trợ lý ảo và email tự động giúp tự động hóa các công việc dịch vụ khách hàng như trả lời câu hỏi, giải quyết khiếu nại và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Quảng cáo cá nhân hóa giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu lớn (Big Data), các công cụ này hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ.
- An ninh mạng và quản lý gian lận (51%): AI hỗ trợ phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng. AI có thể phân tích hành vi mạng để nhận diện các hoạt động bất thường và tự động cảnh báo các rủi ro bảo mật.
- Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (47%):AI cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cá nhân cho nhân viên và khách hàng, từ việc lập lịch hẹn, quản lý dự án đến hỗ trợ trong các công việc hành chính, giúp tăng năng suất làm việc.
Ngoài các ứng dụng này, AI còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác của kinh doanh, bao gồm:
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): AI giúp phân tích dữ liệu khách hàng để cung cấp các giải pháp cá nhân hóa và tối ưu hóa chiến lược chăm sóc khách hàng.
- Quản lý tồn kho: AI giúp doanh nghiệp theo dõi và dự đoán nhu cầu sản phẩm, từ đó tối ưu hóa việc quản lý kho và giảm thiểu lãng phí.
- Sản xuất nội dung: AI có thể hỗ trợ tạo ra các nội dung quảng cáo, bài viết, video và các chiến lược truyền thông một cách tự động, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Đề xuất sản phẩm: AI phân tích dữ liệu hành vi người dùng và tạo ra các đề xuất sản phẩm phù hợp, từ đó tăng khả năng chuyển đổi và doanh thu.
- Kế toán: AI giúp tự động hóa các công việc kế toán, từ việc lập hóa đơn đến phân tích báo cáo tài chính, giúp giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả làm việc.
- Quản lý chuỗi cung ứng: AI hỗ trợ tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng, từ việc dự đoán nhu cầu sản phẩm đến quản lý giao nhận và vận chuyển, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh không còn là một xu hướng mà đã trở thành một yếu tố sống còn trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Theo Forbes, những doanh nghiệp áp dụng AI có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 37,3% từ năm 2023, với mức đóng góp dự kiến lên tới 15,7 nghìn tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030.
>>> XEM THÊM: Các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo nổi bật nhất 2024
Xu hướng ứng dụng AI của các doanh nghiệp bán lẻ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 10 tháng năm 2023, doanh thu từ bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng đạt 5.105 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới.
Tuy vậy hành vi, thói quen mua hàng và kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi sâu sắc so với trước đại dịch. Báo cáo của Google, Temasek & Bain cho biết, khoảng 57 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm online trong năm 2022, chiếm hơn một nửa dân số. Người tiêu dùng chuyển dịch từ mua hàng tại cửa hàng truyền thống sang mua sắm trực tuyến, hoặc kết hợp một lúc nhiều kênh mua sắm.
Việc mở rộng kênh bán hàng từ đơn kênh sang đa kênh (multi-channel) và tiến tới hợp kênh (omni-channel) ở các nhà bán lẻ là xu thế tất yếu, đi cùng xu thế ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành và bán hàng. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, đặc biệt hơn là AI tạo sinh (Generative AI) đang thu hút sự chú ý của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Kỳ vọng liên quan đến tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng mức độ trung thành và yêu thích thương hiệu khi ứng dụng công nghệ đang tăng cao.
Trợ lý AI là “điều bình thường mới” với khách hàng
Câu chuyện đưa các “trợ lý AI” ra bán hàng đã không còn mới mẻ trên thế giới. Chatbot Sephora, chuỗi bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu tại Singapore, giúp khách hàng đặt trước sản phẩm online, nhận hàng tại cửa hàng, kiểm tra tình trạng còn hàng của sản phẩm và đặt câu hỏi về chính sách mua hàng. Chỉ trong một năm, đã có tới 9.000 khách hàng sử dụng chatbot để mua hàng, với hơn 332.000 phiên trò chuyện, giúp hãng này tăng doanh thu trung bình hàng tháng là 30.000 USD.
Sephora không phải nhà bán lẻ đầu tiên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh để bán hàng. Các thương hiệu bán lẻ khác cũng đang rất sốt sắng đưa AI vào tương tác với người tiêu dùng.
Carrefour đang thử nghiệm sử dụng ChatGPT và các video tạo sinh để trả lời các câu hỏi của khách hàng. Shopify – nền tảng thương mại điện tử dành cho các cửa hàng bán lẻ – lại tập trung vào phục vụ các nhà bán lẻ trên nền tảng của họ thông qua Shopify Magic – công cụ viết mô tả sản phẩm tự động dựa vào AI tạo sinh.
>>> XEM NGAY: ChatGPT là gì? Cách tạo tài khoản Chat GPT free
Các nhà bán lẻ Việt trước làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh
“Đầu tư từ sớm và có chiến lược” là nhận định về bức tranh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh của các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam. Thực tế các Doanh nghiệp bán lẻ đã khá quen thuộc với các giải pháp chatbot, voicebot.
Nổi bật trong đó là 2 giải pháp Trợ lý ảo trên nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến FPT.AI của FPT Smart Cloud: FPT AI Chat (AI chatbot giúp doanh nghiệp tương tác số đa kênh) và FPT AI Enhance (Tổng đài AI giúp trung tâm CSKH nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng mức độ am hiểu khách hàng nhờ khả năng phân tích, đánh giá, thống kê 100% các cuộc hội thoại với khách hàng).
Cuối năm 2023, FPT Smart Cloud còn ra mắt thêm FPT GenAI – Nền tảng Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới dành cho doanh nghiệp dựa trên lõi Generative AI. FPT GenAI sẽ giải quyết nhiều bài toán về vận hành, phát triển kinh doanh cho các nhà bán lẻ Việt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Nền tảng nhanh chóng được một chuỗi bán lẻ dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam ứng dụng để đào tạo dược sĩ thông qua giải pháp FPT AI Mentor.
Với bộ dữ liệu lớn được tạo tự động từ hệ tri thức số, FPT AI Mentor dẫn dắt học viên bằng lộ trình đào tạo được cá nhân hoá, tham gia vào quá trình kiểm tra kiến thức hàng ngày. Giải pháp giúp xóa bỏ rào cản học tập cho các dược sĩ; các nhà quản lý nhận biết năng lực dược sĩ để đưa ra giải pháp đào tạo cũng như phân bổ nguồn nhân lực hợp lý cho từng cửa hàng.
>>> XEM THÊM: Call center là gì? Ưu điểm và 10 chỉ số đo lường hiệu suất
Dự đoán về tương lai của trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh
AI sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Các hệ thống AI ngày càng thông minh hơn, có khả năng tự học và thích ứng với môi trường mới, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu suất. AI cũng sẽ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực mới như phát triển sản phẩm, nghiên cứu khoa học, y tế và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Lời khuyên cho doanh nghiệp khi áp dụng AI trong kinh doanh
Để việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Xác định mục tiêu rõ ràng: Trước khi triển khai AI, cần xác định mục tiêu rõ ràng để tránh việc lãng phí tài nguyên và thời gian.
- Phát triển chiến lược AI dài hạn: AI không chỉ là một xu hướng tạm thời, mà là yếu tố chiến lược lâu dài, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững.
- Bắt đầu từ những bước nhỏ: Triển khai AI cần được thực hiện một cách cẩn thận và từ từ, để nhân viên có thể thích nghi và điều chỉnh.
- Đầu tư vào dữ liệu: Dữ liệu chính là yếu tố quyết định hiệu quả của AI, vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng vào việc thu thập và phân tích dữ liệu một cách chính xác.
Làn sóng AI và hơn cả là GenAI đã tác động sâu rộng tới hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề, những doanh nghiệp sẵn sàng đón đầu xu thế công nghệ mới chắc chắn sẽ giành được lợi thế cạnh tranh lớn, từ đó đột phá vận hành và tăng trưởng doanh thu bán hàng. Hy vọng bài viết trên của FPT.AI đã giúp bạn hiểu hơn về xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh hiện hành.
>>> XEM THÊM: