Callbot là là tổng đài tư vấn viên ảo được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, có khả năng giao tiếp tự nhiên với khách hàng qua điện thoại. Callbot có thể tự động tiếp nhận và thực hiện các cuộc gọi với khách hàng theo kịch bản đã được thiết lập sẵn. Xem ngay về lợi ích, thách thức khi triển khai cũng như các hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng Callbot trong bài viết sau của FPT.AI.
Callbot là gì?
Callbot là tổng đài tư vấn viên ảo được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, có khả năng giao tiếp tự nhiên với khách hàng qua điện thoại. Khác với hệ thống IVR (Interactive Voice Response) truyền thống yêu cầu người dùng nhấn phím theo menu, callbot có thể nhận diện giọng nói, hiểu ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi bằng giọng nói, tạo trải nghiệm gần giống như đang nói chuyện với tổng đài viên thật.

Callbot có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng mà trước đây chỉ có trợ lý con người đảm nhận, như trả lời các câu hỏi thường gặp, hỗ trợ đặt hàng và thanh toán, theo dõi tình trạng đơn hàng, thu thập thông tin khách hàng, lên lịch cuộc hẹn, thực hiện cuộc gọi, hay nhắc nhở người dùng về các cuộc hẹn đã đặt.
Với những doanh nghiệp có tệp khách hàng lớn cần tương tác qua kênh thoại, Callbot là công cụ tiếp thị qua điện thoại, khảo sát khách hàng và chào mừng khách hàng mới đắc lực. Mỗi ngày, trợ lý ảo này khả năng thực hiện hàng trăm nghìn cuộc gọi, hoạt động 24/7 với chất lượng ổn định, kiểm soát hành vi và thu thập các thông tin cần thiết.
Nhờ đó, công việc chăm sóc khách hàng diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, doanh nghiệp tiếp cận được số lượng lớn khách hàng. Khi gặp các câu hỏi nằm ngoài kịch bản đã được lập trình, callbot sẽ tự động chuyển máy đến tổng đài viên thật, đồng thời học hỏi từ những tương tác này để cải thiện khả năng xử lý trong tương lai.
Xem ngay cách trợ lý ảo giọng nói của FPT.AI được ứng dụng trong AI Telesale:
Cơ chế hoạt động của Callbot là gì?
Nhìn chung, Callbot hoạt động dựa trên quy trình cơ bản sau:
- Phát hiện giọng nói (Voice Activity Detection – VAD) – Khi cuộc gọi bắt đầu, Callbot sử dụng công nghệ VAD để phát hiện và xác định khi nào người gọi đang nói, phân biệt giọng nói với tiếng ồn nền và xác định khi nào người dùng dừng lại để Callbot có thể phản hồi.
- Chuyển đổi giọng nói thành văn bản (Speech to Text – STT) – Âm thanh từ người gọi được chuyển đổi thành văn bản chỉ trong vài mili giây thông qua công nghệ STT, đây là bước quan trọng để Callbot có thể xử lý và hiểu nội dung người dùng đang nói.
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) – Sau khi chuyển thành văn bản, hệ thống sử dụng công nghệ NLP để phân tích ngữ cảnh, ngữ nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ, giúp hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói, ngay cả khi người dùng diễn đạt không theo mẫu cố định.
- Hiểu ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Understanding – NLU) – Hệ thống sử dụng NLU để xác định chính xác ý định của người dùng từ các câu nói, hiểu được mục đích của cuộc gọi và nhu cầu thực sự của khách hàng, ngay cả khi họ sử dụng từ ngữ mơ hồ.
- Quản lý hội thoại (Dialog Management) – Dựa trên ý định đã xác định, hệ thống quản lý hội thoại so sánh yêu cầu của khách hàng với cơ sở dữ liệu và kịch bản đã được lập trình sẵn, lựa chọn câu trả lời hoặc hành động phù hợp nhất theo ngữ cảnh của toàn bộ cuộc hội thoại.
- Tạo câu trả lời – Callbot tạo ra câu trả lời phù hợp dựa trên kịch bản và dữ liệu có sẵn, có thể là câu trả lời trực tiếp hoặc hướng dẫn người dùng thực hiện một thao tác cụ thể, đảm bảo tính liên kết với các phần trước đó của cuộc hội thoại.
- Chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech – TTS) – Câu trả lời được chuyển đổi từ văn bản sang giọng nói bằng công nghệ TTS hiện đại, tạo ra giọng nói với ngữ điệu và cảm xúc tự nhiên đến mức khách hàng có thể không nhận ra đang nói chuyện với một tổng đài viên ảo.
- Lập lại chu trình – Sau khi phản hồi, Callbot lại quay về trạng thái lắng nghe để phát hiện giọng nói tiếp theo của khách hàng, tạo thành một chu trình liên tục cho đến khi cuộc gọi kết thúc, cho phép thực hiện các cuộc trò chuyện kéo dài vài phút với nhiều lượt trao đổi.

Toàn bộ quá trình này diễn ra chỉ trong vài mili giây, đảm bảo tốc độ phản hồi nhanh chóng. Ngoài ra, một số Callbot AI còn có thể tích hợp thêm các công nghệ sau để mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng:
- Sinh trắc học giọng nói (Voice Biometrics): Hỗ trợ xác thực người dùng qua giọng nói để Callbot xác định ai là người ở đầu dây bên kia
- Phân tích giọng nói (Voice Sentiment): Giúp nhận diện cảm xúc của khách hàng (tiêu cực, tích cực hay trung tính) để trợ lý ảo đưa ra phản hồi phù hợp.

>>> XEM THÊM: Text to Speech là gì? 10 ứng dụng hàng đầu của công nghệ TTS
Lợi ích nổi bật của Callbot doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh tự động hóa trong các quy trình chăm sóc khách hàng, Callbot càng mang đến nhiều lợi ích. Các lợi ích nổi bật nhất của giải pháp này bao gồm:
Tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí, thời gian và nhân lực
Callbot tự động xử lý các nhiệm vụ lặp lại như tiếp nhận và thực hiện cuộc gọi, tư vấn, giải đáp thắc mắc hay nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán. Với khả năng phản hồi theo kịch bản được thiết lập sẵn hoặc chuyển tiếp cuộc gọi đến bộ phận chuyên trách khi cần thiết, AI Callbot giải phóng nhân viên tổng đài khỏi các tác vụ lặp đi lặp và tinh gọn bộ máy cho doanh nghiệp.
So với việc thuê và đào tạo đội ngũ nhân sự lớn, việc triển khai Callbot mang lại hiệu quả chi phí lâu dài thông qua việc giảm lỗi con người, và tăng năng suất, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực dù chi phí ban đầu có thể cao. Xem ngay Demo tính năng nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán của Trợ lý ảo tổng đài FPT.AI:
Cải thiện dịch vụ khách hàng với phản hồi nhanh chóng, liên tục 24/7
Khác biệt hoàn toàn với trung tâm cuộc gọi truyền thống, Callbot luôn sẵn sàng phục vụ bất kể ngày đêm, có khả năng xử lý hàng nghìn cuộc gọi đồng thời và phản hồi chỉ trong chưa đến 3 giây, đảm bảo trải nghiệm liền mạch ngay cả vào giờ cao điểm.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Callbot giúp khách hàng nhanh chóng nhận được phản hồi sát với vấn đề họ quan tâm thay vì phải chờ 2-3 phút để kết nối với tổng đài viên và tiếp tục chờ để được chuyển đến bộ phận chuyên trách. Các trợ lý ảo trong ngân hàng, viễn thông và bán lẻ có thể nhận diện nhu cầu cụ thể, phản hồi linh hoạt và mang lại trải nghiệm tự nhiên hơn.
Callbot còn có thể tự động thu thập thông tin quý giá về hành vi và sở thích của khách hàng từ các cuộc trò chuyện, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến đúng đối tượng, nâng cao hiệu quả tiếp thị và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

>>> XEM THÊM: 25 cách ứng dụng AI trong chăm sóc khách hàng và dịch vụ tổng đài
Các ứng dụng nổi bật của Callbot trong thực tế

Y tế
Callbot tự động hóa các tương tác với bệnh nhân, giảm áp lực cho nhân viên y tế. Tập đoàn y tế Apollo, Ấn Độ đã triển khai callbot để tư vấn sức khỏe từ xa, hỗ trợ đặt lịch hẹn và cung cấp thông tin về các chương trình chăm sóc sức khỏe.
Tài chính – Ngân hàng
Ứng dụng callbot ngành ngân hàng giúp khách hàng thực hiện các giao dịch cơ bản như báo mất thẻ mà không cần chờ chi nhánh mở cửa. Khách hàng có thể truy vấn thông tin số dư tài khoản, lãi suất, tỷ giá và nhận hướng dẫn sử dụng dịch vụ bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, callbot còn tự động nhắc nhở các khoản thanh toán đến hạn, góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ cho ngân hàng. Xem ngay cách ngân hàng SeABank ứng dụng Callbot của FPT.AI:
Thương mại điện tử
Callbot hướng dẫn khách hàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp, trả lời câu hỏi về thông số kỹ thuật và xử lý các vấn đề sau bán hàng như trả hàng hay khiếu nại. Nhờ tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, callbot góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Bảo hiểm
Callbot quản lý cuộc gọi cao điểm, định tuyến thông minh và xác minh sơ bộ các yêu cầu bồi thường, cho phép nhân viên bảo hiểm tập trung vào các tình huống phức tạp, tối ưu hành trình khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Viễn thông
Callbot trong lĩnh vực viễn thông hoạt động như trợ lý kỹ thuật, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn khách hàng cài đặt hoặc khắc phục sự cố cơ bản. Chúng cũng cung cấp thông tin về gói cước, chương trình khuyến mãi và hỗ trợ đăng ký dịch vụ mới, đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời, ngay cả ngoài giờ làm việc thông thường.
Hành chính công
Callbot giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính, quy trình cần thiết và giấy tờ yêu cầu không cần đến trực tiếp cơ quan nhà nước. Ngoài ra, callbot còn tiếp nhận ý kiến phản hồi từ người dân, tạo cơ chế giao tiếp hai chiều hiệu quả giữa chính quyền và công dân.

Giáo dục
Trong giáo dục, callbot hỗ trợ các cơ sở đào tạo tư vấn tuyển sinh, cung cấp thông tin về chương trình học và điều kiện nhập học. Học viên được thông báo kịp thời về lịch học, lịch thi và các sự kiện quan trọng, đảm bảo không bỏ lỡ thông tin thiết yếu. Callbot còn có thể trả lời các câu hỏi thường gặp về học phí, học bổng và các chính sách của trường.
Du lịch và khách sạn
Callbot AI trong du lịch và khách sạn giúp khách hàng đặt phòng, đặt tour và tìm hiểu về các dịch vụ đi kèm. Sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ, callbot còn thực hiện các cuộc gọi khảo sát mức độ hài lòng, thu thập phản hồi giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng. Điều này tạo ra trải nghiệm du lịch toàn diện và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách.

>>> XEM THÊM: Ứng dụng callbot ngành dịch vụ mang lại lợi ích đột phá
Các bước triển khai Callbot hiệu quả cho doanh nghiệp
Xem ngay hướng dẫn cách sử dụng Callbot gồm 9 bước chi tiết sau:
Xác định mục tiêu sử dụng
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định rõ vai trò mà Callbot sẽ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Việc này bao gồm quyết định xem Callbot sẽ:
- Thực hiện cuộc gọi đi (outbound) hay nhận cuộc gọi đến (inbound)
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng hay tư vấn bán hàng
- Tiếp thị sản phẩm mới hay nhắc lịch thanh toán
- Hỗ trợ chốt đơn hàng hay xử lý khiếu nại
Xác định rõ mục tiêu không chỉ giúp định hướng quá trình triển khai mà còn tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo Callbot hoạt động hiệu quả đúng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
>>> XEM THÊM: Đột phá hiệu quả tư vấn bán hàng với Trợ lý ảo AI tư vấn thế hệ mới
Phân tích khách hàng mục tiêu
Hiểu rõ đối tượng khách hàng là yếu tố then chốt để tạo ra trải nghiệm tương tác tự nhiên. Doanh nghiệp cần:
- Xác định đặc điểm nhân khẩu học của tệp khách hàng
- Hiểu rõ nhu cầu, thói quen và hành vi của họ
- Nghiên cứu cách khách hàng thường diễn đạt khi giao tiếp qua điện thoại
Thông tin này sẽ giúp thiết kế luồng hội thoại, lựa chọn giọng máy và nội dung phù hợp, từ đó tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và tăng hiệu quả tương tác.

Đào tạo Bot và xây dựng cơ sở dữ liệu
Để Callbot có thể “thông minh” và hiểu được các phản hồi của người dùng, cần xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo phong phú:
- Tạo các mẫu câu đa dạng cho mỗi ý định (intent) – cần ít nhất 20 dòng dữ liệu để Bot bắt đầu hiểu ý định người dùng, với các ý định phức tạp có thể cần đến 1000 dòng dữ liệu
- Xác định và phân loại các đối tượng/thực thể (entity) cần trích xuất từ cuộc hội thoại như tên, địa chỉ, thời gian…
- Đào tạo Bot nhận diện cảm xúc và ngữ cảnh từ giọng nói
Đào tạo không có nghĩa là liệt kê tất cả trường hợp mà khách hàng có thể nói, mà là cung cấp đủ dữ liệu để Bot có thể tự suy luận bằng thuật toán Deep Learning và hiểu được ý định của khách hàng.
Xây dựng kịch bản cuộc gọi
Kịch bản là xương sống của Callbot, quyết định chất lượng tương tác với khách hàng. Khi xây dựng kịch bản cần:
- Thiết kế lời chào mở đầu tự nhiên và chuyên nghiệp
- Xây dựng nội dung rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu
- Tạo các nhánh rẽ linh hoạt dựa trên phản hồi của khách hàng
- Chuẩn bị câu trả lời cho các tình huống phổ biến
- Thiết kế cơ chế chuyển tiếp đến nhân viên khi cần thiết
Kịch bản cần đảm bảo nội dung chính xác, giọng điệu phù hợp với phong cách thương hiệu, và có cách ngắt nghỉ hợp lý để tạo trải nghiệm tự nhiên cho người dùng.
Lựa chọn công nghệ và nền tảng phù hợp
Mỗi nền tảng Callbot có những ưu điểm riêng và tích hợp các công nghệ khác nhau. Doanh nghiệp cần cân nhắc:
- Công nghệ nhận diện giọng nói (ASR) và chất lượng chuyển đổi
- Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
- Tính năng sinh trắc học giọng nói nếu cần xác thực
- Khả năng tích hợp với hệ thống hiện có (CRM, tổng đài…)
- Chi phí triển khai và duy trì
Việc lựa chọn nền tảng phù hợp sẽ quyết định không chỉ hiệu suất mà còn cả khả năng mở rộng của hệ thống trong tương lai.
Tích hợp với hệ thống hiện có
Để tạo ra một hệ sinh thái liền mạch, Callbot cần được tích hợp với:
- Hệ thống CRM để truy xuất và cập nhật thông tin khách hàng
- Tổng đài hiện tại để chuyển tiếp cuộc gọi khi cần
- Các hệ thống quản lý đơn hàng, kho hàng (nếu liên quan)
- Hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu
Việc tích hợp đồng bộ giúp Callbot truy cập được thông tin cần thiết, đồng thời cập nhật dữ liệu mới vào hệ thống, tạo ra quy trình xử lý liền mạch và hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Top 6 công cụ AI phân tích dữ liệu hàng đầu hiện nay
Kiểm thử và tối ưu hóa
Trước khi triển khai chính thức, Callbot cần trải qua giai đoạn chạy thử nghiệm:
- Thực hiện các cuộc gọi thử để kiểm tra tính chính xác của phản hồi
- Đánh giá khả năng nhận diện giọng nói và ý định
- Kiểm tra tính linh hoạt trong các tình huống khác nhau
- Thu thập phản hồi và điều chỉnh kịch bản
Quá trình kiểm thử giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trước khi triển khai rộng rãi.

Triển khai chiến dịch
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai chiến dịch Callbot:
- Cấu hình chiến dịch với kịch bản đã chuẩn bị
- Chọn giọng đọc AI phù hợp với đối tượng khách hàng
- Thiết lập tỷ lệ phân bố cuộc gọi và khung giờ thực hiện
- Xác định danh sách khách hàng mục tiêu
- Kích hoạt chiến dịch và theo dõi kết quả ban đầu
Theo dõi, đánh giá và tối ưu liên tục
Sau khi triển khai, việc theo dõi và tối ưu hóa là quá trình liên tục:
- Phân tích các chỉ số hiệu suất như tỷ lệ trả lời, thời gian tương tác, tỷ lệ chuyển đổi
- Thu thập phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm với Callbot
- Đánh giá hiệu quả của kịch bản và điều chỉnh khi cần thiết
- Cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo để Bot ngày càng thông minh hơn
Doanh nghiệp cần liên tục cải thiện Callbot dựa trên số liệu thực tế và phản hồi từ khách hàng để đảm bảo hiệu quả vận hành tối ưu và trải nghiệm người dùng ngày càng tốt hơn.
>>> XEM THÊM: Call Center là gì? 9 điều bạn cần biết về trung tâm cuộc gọi
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi triển khai Callbot?
- Nên hợp tác với nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm triển khai và tư vấn chiến lược.
- Chi phí triển khai Callbot cao hơn tổng đài truyền thống, đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ, hạ tầng và nhân lực phát triển.
- Callbot vẫn gặp khó khăn với ngôn ngữ địa phương, từ lóng và câu nói không rõ ràng. Thiết lập kịch bản cuộc gọi hợp lý, tránh hiểu sai ý định khách hàng dẫn đến phản hồi không chính xác.
- Callbot xử lý lượng lớn dữ liệu khách hàng, bao gồm thông tin nhạy cảm (số tài khoản, địa chỉ). Doanh nghiệp phải mã hóa dữ liệu, tuân thủ quy định bảo mật, sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân. Ngoài ra, cần có tùy chọn từ chối ghi lại lệnh và cuộc trò chuyện, nhắc nhở khách hàng thận trọng khi chia sẻ thông tin nhạy cảm và tách biệt hồ sơ trợ lý AI kinh doanh và cá nhân.
- Phân tích các chỉ số hiệu suất, thu thập phản hồi và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo Callbot hiểu và phản hồi chính xác yêu cầu khách hàng.

Callbot FPT AI Engage được trang bị các công nghệ như Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Tổng hợp giọng nói (Speech Synthesis) và Quản lý hội thoại (Dialog Management). Giải pháp có thể:
- Tiếp nhận cuộc gọi đến và hỗ trợ cuộc gọi đi.
- Tư vấn sản phẩm.
- Nhắc lịch thanh toán.
- Thu hồi tín dụng
- Chuyển tiếp thông minh qua tổng đài (Smart IVR).
- Quản lý chatbot trên các kênh trực tuyến như Facebook, Zalo và Website
Giải pháp còn được tích hợp cơ sở tri thức (Knowledge Base), giúp bot không chỉ hiểu câu hỏi mà còn có thể đưa ra khuyến nghị một cách linh hoạt, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào kịch bản cố định và cắt giảm số cuộc gọi cần nhân viên hỗ trợ xuống chỉ còn 5%. Ngoài ra, trợ lý AI tư vấn này có thể xử lý các tác vụ phức tạp như bán hàng chéo (cross-sales), telesales với tỷ lệ chuyển đổi cao, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình tư vấn và nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng.

Home Credit Việt Nam đã triển khai FPT AI Engage để thực hiện tự động 12 triệu cuộc gọi mỗi tháng, đạt tỷ lệ thành công trên 98%. Nhờ đó, tổng đài viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ phức tạp hơn như tư vấn chuyên sâu và bán hàng còn doanh nghiệp có thể giảm tới 50% chi phí vận hành, bao gồm viễn thông và đào tạo nhân sự.

FPT Shop cũng đa tận dụng Callbot của FPT.AI để tự động hóa hơn 5.785.000 cuộc gọi trong 6 tháng đầu năm 2023, với mục tiêu khảo sát chất lượng dịch vụ từ khách hàng sau khi mua hàng và đạt được tỷ lệ thành công lên đến 98,9%. Nhờ đó, họ có thể đưa ra các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ một cách kịp thời và hợp lý.
So sánh Chatbot và Callbot
AI Callbot là hệ thống giao tiếp thông qua giọng nói, tạo trải nghiệm tương tác tự nhiên, gần gũi như với con người thật. Trong khi đó, AI Chatbot là hệ thống tự động tương tác qua văn bản, cho phép người dùng giao tiếp với nền tảng kỹ thuật số qua tin nhắn.
Tiêu chí | Callbot | Chatbot |
Định nghĩa | Hệ thống giao tiếp thông qua giọng nói | Hệ thống tương tác qua văn bản |
Công nghệ chính | Nhận diện giọng nói tự động (ASR), Chuyển giọng nói thành văn bản (TTS) | Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) |
Kênh tích hợp | Tổng đài, hệ thống CRM, điện thoại | Nền tảng nhắn tin (Facebook Messenger, WhatsApp), website, ứng dụng |
Tốc độ phản hồi | Khoảng 1 giây (do cần thời gian xử lý giọng nói) | Dưới 0,1 giây (xử lý văn bản trực tiếp) |
Loại câu hỏi phù hợp | Câu hỏi phức tạp, yêu cầu giải đáp chi tiết | Câu hỏi đơn giản, thông tin tra cứu nhanh |
Khả năng tương tác | Nhận diện được cảm xúc và ngữ điệu qua giọng nói | Giới hạn ở việc xử lý cảm xúc qua văn bản |
Lĩnh vực phù hợp | Nhà hàng, khách sạn, vận tải (nơi khách hàng thường gọi điện) | Mạng xã hội, thương mại điện tử (nơi khách hàng thường nhắn tin) |
Ứng dụng thực tế | Chốt đơn hàng, đặt phòng, đặt bàn, giảm nghẽn tổng đài | Trả lời câu hỏi trên website, tư vấn mua sắm trực tuyến |
Trong nhiều trường hợp, sự kết hợp giữa Callbot và Chatbot mang lại hiệu quả tối ưu, đặc biệt cho các doanh nghiệp vận hành website hoặc ứng dụng như mobile banking, giúp cung cấp nhiều lựa chọn tương tác và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
>>> XEM THÊM: Cách tạo chatbot đa kênh dễ dàng, thuận tiện
Sự khác biệt giữa Voicebot và Callbot là gì?
Callbot và Voicebot đều dựa trên AI đàm thoại (Conversational AI). Callbot là một phiên bản chuyên biệt của Voicebot, được tối ưu hóa cho môi trường tổng đài điện thoại, với các kịch bản tương tác phức tạp và thời gian hội thoại kéo dài hơn so với Voicebot thông thường. Xem chi tiết so sánh Callbot và Voicebot:
Tiêu chí | Callbot | Voicebot |
Định nghĩa | Trợ lý AI đàm thoại được thiết kế chuyên biệt cho kênh tổng đài điện thoại | Trợ lý giọng nói ảo có khả năng đối thoại với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên |
Mối quan hệ | Là một dạng cụ thể của Voicebot | Là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả Callbot |
Phạm vi ứng dụng | Chỉ hoạt động trên kênh tổng đài điện thoại | Hoạt động trên nhiều kênh: điện thoại, loa thông minh, máy tính, máy tính bảng |
Ví dụ điển hình | Callbot tổng đài ngân hàng, dịch vụ khách hàng | Siri, Alexa, Google Assistant |
Thời gian tương tác | Kéo dài từ 1-2 phút hoặc nhiều hơn | Thường ngắn gọn, chỉ 1-2 câu liên tiếp |
Độ phức tạp kịch bản | Có thể triển khai kịch bản phong phú và nâng cao | Thường xử lý các tác vụ đơn giản, ngắn gọn |
Khả năng xử lý | Thực hiện các thao tác phức tạp như hướng dẫn chi tiết, thu thập nhiều loại thông tin | Thực hiện các thao tác đơn giản, trả lời câu hỏi cơ bản |
Việc ứng dụng callbot trong công việc không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn mà còn nâng cao trải nghiệm của khách hàng, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. FPT.AI hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về callbot và những lợi ích mà callbot FPT.AI mang lại.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: