Chuyển đến phần nội dung
center-gradient-cover-bg
right-gradient-cover-bg
background gradient desk
Bài viết

Nhận diện giọng nói là gì? Đâu là 3 ứng dụng nổi bật của ASR?

Tháng Mười Một 15, 2024

Chia sẻ với:

Nhận diện giọng nói đã trở thành công nghệ quan trọng trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, hỗ trợ nhiều lĩnh vực từ tự động hóa đến trải nghiệm người dùng. Không chỉ giúp việc nhập liệu nhanh chóng, công nghệ này còn mở ra nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Vậy, nhận diện giọng nói là gì và nó mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Hãy cùng FPT.AI khám phá cách công nghệ này hoạt động và những ứng dụng tiêu biểu trong thực tiễn.

Nhận diện giọng nói (Speech Recognition) là gì? Phân biệt Speech Recognition và Voice Recognition

Nhận diện giọng nói (Speech Recognition) là công nghệ cho phép máy tính hoặc thiết bị điện tử hiểu và chuyển đổi âm thanh của lời nói thành văn bản hoặc lệnh. Qua quá trình này, các thuật toán xử lý tín hiệu âm thanh phân tích các âm thanh phát ra từ giọng nói để xác định và nhận diện các từ và câu mà người nói đã phát biểu. Công nghệ nhận diện bằng giọng nói không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng trong các ứng dụng như trợ lý ảo mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế và tự động hóa.

Tiêu chí Nhận dạng giọng nói
(Voice Recognition)
Nhận diện giọng nói
(Speech Recognition)
Mục đích Xác định và xác thực
người nói
Nhận biết và chuyển đổi lời nói thành văn bản
Phương thức hoạt động Phân tích các đặc điểm giọng nói như cao độ, tần số, giọng nói để khớp với dấu giọng đã biết Sử dụng phần mềm nhận diện giọng nói để chuyển ngôn ngữ nói thành văn bản, chú trọng vào việc hiểu nội dung
Trường hợp sử dụng Hệ thống bảo mật, trải nghiệm người dùng cá nhân hóa, xác thực sinh trắc học Trợ lý ảo, phần mềm đọc chính tả, dịch vụ phiên âm, hệ thống điều khiển
Tập trung Ai là người đang nói Những gì đang được nói
Ứng dụng thực tiễn
  • Phần mềm nhận diện giọng nói: Phản hồi cá nhân hóa, thực hiện nhiều tác vụ (kiểm tra thời tiết, đặt chỗ)
  • Gọi điện thoại rảnh tay: Cho phép gọi điện mà không cần dùng tay
  • Sinh trắc học giọng nói: Xác minh người dùng trong dịch vụ tài chính
  • Chọn giọng nói: Hỗ trợ công nhân trong nhà kho thực hiện nhiệm vụ rảnh tay
  • Ghi chép/Viết: Các nền tảng như Google Voice, Siri cho phép chuyển đổi giọng nói thành văn bản
  • Điều khiển giọng nói: Điều khiển thiết bị qua lệnh thoại, như hệ thống thông tin giải trí trên ô tô
  • Hỗ trợ người khuyết tật: Tự động thêm phụ đề, máy ghi âm và chuyển văn bản thành giọng nói

Ví dụ:

  • Nhận diện giọng nói: Khi bạn sử dụng một phần mềm nhận diện giọng nói để ghi chú, công nghệ này sẽ chuyển đổi lời nói của bạn thành văn bản, giúp bạn dễ dàng lưu trữ thông tin.
  • Nhận dạng giọng nói: Trong một ứng dụng ngân hàng, khi bạn nói câu mật khẩu, hệ thống sẽ nhận dạng giọng nói của bạn để xác thực danh tính trước khi cho phép truy cập vào tài khoản.
nhận diện giọng nói
Công nghệ nhận diện bằng giọng nói nâng cao trải nghiệm người dùng ứng dụng

>>> XEM THÊM: Call center là gì? Ưu điểm và 10 chỉ số đo lường hiệu suất

Cách hoạt động của Speech recognition là gì?

Công nghệ nhận diện giọng nói tự động (ASR – Automatic Speech Recognition) đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, cho phép chúng ta tương tác với thiết bị thông qua giọng nói. Cách thức hoạt động của hệ thống này gồm bốn bước chính:

  • Ghi âm đầu vào âm thanh: Quá trình nhận diện giọng nói bắt đầu khi thiết bị ghi âm thu âm thanh đầu vào từ môi trường xung quanh. Khi một người phát âm, sóng âm được tạo ra sẽ được ghi lại qua micrô. Âm thanh này sẽ bao gồm nhiều yếu tố như độ lớn, tần số và âm điệu, tạo thành một dạng sóng âm để tiếp tục xử lý.
  • Số hóa tín hiệu âm thanh: Sau khi thu âm, bước tiếp theo là chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành dạng số. Quá trình này sử dụng các kỹ thuật phân tích để biến âm thanh thành quang phổ – một biểu đồ trực quan thể hiện cường độ của các tần số trong suốt thời gian. Quang phổ này cho phép hệ thống nhận diện giọng nói phân tích các đặc điểm âm thanh cần thiết để xác định ngữ âm.
  • Phân tích các âm vị: Trong bước này, hệ thống sẽ xác định và phân tích các âm vị, là những đơn vị âm thanh cơ bản tạo thành từ ngữ. Ví dụ, từ “cat” được cấu thành từ ba âm vị: /k/, /æ/, và /t/. Hệ thống sẽ chia quang phổ thành các phần nhỏ hơn để phát hiện và phân loại các âm vị này dựa trên các đặc điểm âm thanh như tần số, thời gian và cường độ.
  • Chuyển đổi âm vị thành văn bản: Cuối cùng, hệ thống sử dụng các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để chuyển đổi chuỗi âm vị thành các từ và câu có nghĩa. Quá trình này không chỉ đơn thuần là ghép các âm vị lại với nhau mà còn liên quan đến việc hiểu ngữ cảnh và ý nghĩa của các từ để đảm bảo rằng văn bản được tạo ra phản ánh chính xác những gì đã được nói.
nhận dạng giọng nói
Công nghệ nhận diện giọng nói là một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại

>>> TÌM HIỂU: Text Preprocessing – Kỹ thuật tiền xử lý văn bản trong NLP

Các trường hợp sử dụng nhận diện giọng nói

Công nghệ nhận diện bằng giọng nói tự động (ASR) giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm người dùng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của công nghệ này trong cuộc sống thực.

  • Hệ thống dẫn đường: Hệ thống dẫn đường như Google Maps cho phép người lái xe sử dụng lệnh thoại để tìm đường mà không cần phải nhìn vào màn hình. Nhờ vậy, người lái xe có thể tập trung hơn vào việc lái xe, từ đó tăng cường sự an toàn trên đường.
  • Trợ lý ảo: Các trợ lý ảo như Amazon Alexa và Apple Siri sử dụng công nghệ ASR để hiểu và thực hiện các lệnh của người dùng. Bạn có thể yêu cầu trợ lý tìm kiếm thông tin, đặt lời nhắc hay điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà chỉ bằng giọng nói.
  • Dịch ngôn ngữ: Công nghệ nhận diện bằng giọng nói cũng đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng dịch ngôn ngữ như Google Translate. Khi người dùng nói vào micro, ASR chuyển đổi lời nói thành văn bản, sau đó dịch văn bản này sang ngôn ngữ khác và cuối cùng phát lại bằng giọng nói, giúp người dùng giao tiếp dễ dàng hơn và vượt qua các rào cản ngôn ngữ.
  • Giáo dục: Trong lĩnh vực giáo dục, ứng dụng như Duolingo giúp người học cải thiện kỹ năng ngôn ngữ thông qua việc luyện phát âm. Hệ thống nhận diện giọng nói sẽ đánh giá độ chính xác của cách phát âm so với mẫu chuẩn, từ đó giúp người học cải thiện khả năng nói của mình.
  • Biên bản tòa án: ASR cũng được ứng dụng trong việc ghi chép biên bản tòa án. Thay vì sử dụng máy đánh chữ hay phương pháp tốc ký, các phóng viên tòa án có thể ghi âm phiên điều trần và sau đó sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để chuyển đổi âm thanh thành văn bản. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi chép.
nhận diện giọng nói
Trợ lý ảo Apple Siri sử dụng công nghệ ASR để thực hiện các lệnh của người dùng

>>> THAM KHẢO: Thông báo giao dịch bằng giọng nói – Xu thế tất yếu của Ngân hàng số

Các ứng dụng áp dụng công nghệ nhận diện giọng nói phổ biến nhất

Phần mềm nhận diện giọng nói đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là ba ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ này.

Nhập liệu bằng giọng nói dễ dàng với Gboard (Google Keyboard)

Gboard là ứng dụng bàn phím ảo của Google, không chỉ cung cấp cách gõ văn bản truyền thống mà còn sở hữu tính năng Nhập liệu bằng giọng nói hiện đại, cho phép người dùng nhập nội dung nhanh chóng và tiện lợi. Được phát hành lần đầu vào tháng 5 năm 2016, Gboard hiện có mặt trên cả hai hệ điều hành iOS và Android, với hơn 5 tỷ lượt tải xuống trên Google Play.

Tính năng Nhập liệu bằng giọng nói của Gboard giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức khi soạn thảo văn bản, chỉ cần nhấn vào biểu tượng micro trên bàn phím và nói những gì họ muốn nhập. Gboard sẽ tự động chuyển đổi âm thanh thành văn bản và có khả năng tự động thêm dấu câu, giúp tạo thành câu hoàn chỉnh mà không cần thêm thao tác.

Tính năng nhập liệu bằng giọng nói trên Gboard tiện lợi và tiết kiệm thời gian, đặc biệt khi cần nhập lượng lớn văn bản hoặc khi không thể sử dụng tay như lúc đang lái xe. Tuy nhiên, tính năng này có một số hạn chế như thiếu độ chính xác, đặc biệt trong môi trường ồn ào hoặc khi nói nhanh. Ngoài yêu cầu kết nối internet ổn định để hoạt động hiệu quả, không phải tất cả các ngôn ngữ đều được hỗ trợ tốt trong tính năng này.

nhận diện giọng nói
Gboard là ứng dụng bàn phím ảo của Google

Phát triển công nghệ Text to Speech cùng FPT.AI

Trợ lý ảo tổng đài FPT AI Engage của FPT.AI là giải pháp ứng dụng công nghệ Chuyển Văn Bản Thành Giọng Nói được phát triển bởi FPT Smart Cloud trên nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến FPT.AI. Các tính năng chính của FPT AI Engage bao gồm:

  • Call Treatment: Cho phép trợ lý ảo AI tự động thiết lập các quy tắc gọi lại dựa trên kết quả cuộc gọi, cải thiện tỷ lệ nghe máy và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
  • Do-Not-Call: Người dùng có thể tự động loại bỏ các số điện thoại nằm trong danh sách từ chối quảng cáo của Cục An toàn thông tin, tạo sự thoải mái cho khách hàng.
  • Option Mining: Giúp bot phân tích sắc thái và ý kiến của người dùng về sản phẩm, dịch vụ, từ đó đưa ra phản hồi chính xác và nhanh chóng.
  • Text To Speech: Chuyển đổi văn bản thành giọng nói và tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng nói đặc trưng của từng thương hiệu, ngành nghề.

Home Credit Việt Nam đã triển khai trợ lý ảo FPT AI Engage để thực hiện khoảng 2.000.000 cuộc gọi nhắc lịch thanh toán tự động mỗi tháng trong giai đoạn giãn cách xã hội do Covid-19. Mỗi cuộc gọi kéo dài từ 1-2 phút với tỉ lệ thành công đạt 98%.

nhận diện giọng nói
Công nghệ Text to Speech (Chuyển giọng nói thành văn bản) được FPT.AI được tích hợp vào Trợ lý Ảo tổng đài tiện lợi

Vũ khí tạo nhận diện giọng nói của Google Docs – Voice Typing

Google Voice, với sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, đã tạo ra một giải pháp tiên tiến cho việc chuyển đổi giọng nói thành văn bản. Hiện nay, dịch vụ này hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ và được tích hợp một cách hiệu quả nhất trong Google Docs. Một trong những tính năng nổi bật nhất của Google Docs là Voice Typing (Nhập liệu bằng giọng nói), giúp người dùng nhập liệu mà không cần gõ phím.

Tính năng nhập liệu bằng giọng nói trên Google Docs Voice Typing không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện hiệu quả làm việc và trải nghiệm sử dụng. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà tính năng này mang lại:

  • Tiết kiệm thời gian: Nhập liệu bằng giọng nói nhanh hơn nhiều so với gõ phím, giúp người dùng hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
  • Giảm căng thẳng: Giảm thiểu sự mỏi mệt do gõ phím liên tục, đặc biệt là đối với những người làm việc nhiều với văn bản.
  • Tăng tính di động: Người dùng có thể nhập liệu trong khi di chuyển hoặc khi đang bận rộn với các công việc khác.
  • Hỗ trợ người khuyết tật: Đặc biệt hữu ích cho những người có khó khăn trong việc sử dụng bàn phím do khuyết tật hoặc bệnh lý.
phần mềm nhận diện giọng nói
Google Voice giúp người dùng có những trải nghiệm độc đáo và tiện lợi

Tóm lại, Nhận diện giọng nói (Speech Recognition) và công nghệ nhận diện giọng nói tự động (ASR) là một các đột phá công nghệ, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc tương tác giữa con người và máy móc. Tại Việt Nam, FPT.AI là đơn vị tiên phong, cung cấp các giải pháp nhận diện giọng nói và AI giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình và tăng hiệu suất công việc. Để trải nghiệm những giọng máy tốt nhất trên thị trường hiện nay, cùng với mức giá hợp lý, hãy liên hệ ngay với FPT.AI qua thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ: Tòa nhà FPT, 10 Phạm Văn Bách, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy
  • Hotline: 1900 638 399
  • Email: [email protected]

>>> XEM THÊM:

Đánh giá

Bài viết liên quan

Cập nhật mọi tin tức mới nhất về công nghệ AI

Đăng ký nhận bản tin của FPT.AI để được phủ sóng mọi xu hướng công nghệ, câu chuyện thành công và phân tích của chuyên gia.